English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

5 điểm nổi bật trên thị trường: Đại dịch chưa qua, chiến tranh thương mại trở lại?

áo cáo việc làm của Mỹ cho tháng Tư sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong tuần này, cho thấy chiều sâu chi tiết của sự sụp đổ kinh tế sau những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch coronavirus. Dự kiến số liệu đưa ra sẽ là chưa từng có trong lịch sử. Thị trường cũng sẽ theo dõi diễn biến kinh tế tại một số tiểu bang ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khi họ thận trọng thực hiện các bước mở lại nền kinh tế của họ. Những lo ngại về vấn đề thương mại có thể sẽ trở lại sớm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng cường các biện pháp chống Trung Quốc và giá dầu sẽ được theo dõi vì có dấu hiệu của sự hồi phục mạnh mẽ sau đợt cắt giảm sản lượng kỷ lục vào thứ Sáu. Trong khi đó, Ngân hàng TW Anh sẽ có một cuộc họp chính sách vào thứ Năm và công bố dự báo kinh tế mới nhất cùng đánh giá ổn định tài chính. Đây là những gì chúng ta cần biết để bắt đầu tuần mới.

Báo cáo việc làm của Mỹ cho tháng Tư sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong tuần này, cho thấy chiều sâu chi tiết của sự sụp đổ kinh tế sau những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch coronavirus. Dự kiến số liệu đưa ra sẽ là chưa từng có trong lịch sử. Thị trường cũng sẽ theo dõi diễn biến kinh tế tại một số tiểu bang ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khi họ thận trọng thực hiện các bước mở lại nền kinh tế của họ. Những lo ngại về vấn đề thương mại có thể sẽ trở lại sớm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng cường các biện pháp chống Trung Quốc và giá dầu sẽ được theo dõi vì có dấu hiệu của sự hồi phục mạnh mẽ sau đợt cắt giảm sản lượng kỷ lục vào thứ Sáu. Trong khi đó, Ngân hàng TW Anh sẽ có một cuộc họp chính sách vào thứ Năm và công bố dự báo kinh tế mới nhất cùng đánh giá ổn định tài chính. Đây là những gì chúng ta cần biết để bắt đầu tuần mới.

1. Thành quả trên thị trường lao động đã bị xóa sạch?

Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp của tháng Tư vào thứ Sáu và các bức tranh tổng thể dự kiến sẽ rất đáng kinh ngạc, các nhà kinh tế dự báo giảm 21 triệu việc làm trong tháng này sau khi sụt giảm 701.000 việc làm trong tháng 3, kết thúc chuỗi 113 tháng liên tục tăng trưởng việc làm trong lịch sử. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ nhảy vọt lên 16%.

Hơn 30 triệu người Mỹ đã tìm kiếm trợ cấp thất nghiệp trong sáu tuần qua, tương đương hơn 18,4% dân số trong độ tuổi lao động. Các yêu cầu ở nhà và cách ly xã hội nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh ở nước này.

Dữ liệu này có thể sẽ gây thêm áp lực lớn để các bang mở lại kinh tế mặc dù số ca mắc coronavirus vẫn đang gia tăng ở nhiều nơi trên cả nước

2. Chiến tranh thương mại tiếp tục trở lại?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Sáu rằng việc tăng thuế đối với Trung Quốc là "chắc chắn sẽ là một lựa chọn" khi ông xem xét các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh vì cáo buộc họ không thể kiểm soát coronavirus.

"Rất nhiều điều đang xảy ra liên quan đến Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta đều không hề vui vẻ gì với những gì đã xảy ra. Đây là một sự việc tồi tệ đang diễn ra trên toàn thế giới, với 183 quốc gia. Nhưng chúng ta sẽ có nhiều điều liên quan để bàn tới . Đây chắc chắn là một lựa chọn. Chắc chắn là một lựa chọn ", ông Trump nói với các phóng viên.

Whether Trump will risk the collapse of his trade deal with China is unclear, but he will be mindful of the threat the coronavirus death toll and economic damage pose to his chances of re-election in November.

Việc ông Trump có để xảy ra nguy cơ sụp đổ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng ông sẽ lưu tâm đến cơ hội tái đắc cử vào tháng 11 sau mối đe dọa về số người chết do coronavirus và thiệt hại kinh tế dịch bệnh này gây ra cho nước Mỹ.

3. Các nền kinh tế dần mở lại

Nhiều nước châu Âu đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế, trong đó, các nhà máy và công trường xây dựng của Ý sẽ mở cửa trở lại từ thứ Hai sau đợt phong tỏa dài nhất châu Âu. Các trường học, bảo tàng và nhà thờ ở Đức, cũng sẽ mở cửa trở lại sau khi mở lại các cửa hàng nhỏ, trong khi Anh sẽ đưa ra chiến lược rời châu Âu trong những ngày tới.

Các chính phủ rất cảnh giác với làn sóng lây nhiễm thứ hai, nhưng Ngân hàng Trung ương châu Âu dự đoán nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ thu hẹp tới 15% trong quý này nên các nhà chức trách cũng rất muốn nền kinh tế hoạt động trở lại.

Trong khi đó, các thống đốc ở khoảng một nửa nước Mỹ đã mở lại một phần nền kinh tế của họ vào cuối tuần qua, bang Georgia và Texas dẫn đầu.

Tính đến thứ bảy, số ca lây nhiễm được biết đến trên khắp nước Mỹ đã tăng lên hơn 1,1 triệu, bao gồm khoảng 65.000 ca tử vong, theo một thống kê của Reuters.

4. Ngân hàng TW Anh sẽ công bố dự báo kinh tế mới

Ngân hàng TW Anh dự kiến sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách tiền tệ tại cuộc họp vào thứ Năm, sau khi ngân hàng này cắt giảm lãi suất hai lần vào tháng 3 xuống mức thấp mới 0,1% và tăng mạnh mua trái phiếu chính phủ 200 tỷ bảng.

Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào việc công bố các dự báo kinh tế mới và Báo cáo ổn định tài chính tạm thời.

BoE sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất vào lúc 06:00 AM GMT, thay vì vào thời gian phát hành thông thường là 12:00 PM GMT, để phù hợp với công bố Báo cáo ổn định tài chính tạm thời, đánh giá tác động của đại dịch coronavirus lên ngành tài chính.

Thống đốc Ngân hàng TW Anh, ông Andrew Bailey sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách.

5. Liệu việc cắt giảm sản lượng kỷ lục có hỗ trợ giá dầu?

Giá dầu tăng vào thứ Sáu khi OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục nhằm giảm tình trạng dư cung sau khi cuộc khủng hoảng coronavirus làm suy giảm nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Mức giá chuẩn của giá dầu trên toàn cầu, dầu thô Brent, đã giảm gần 60% trong năm 2020 và chạm mức thấp 21 năm vào tháng trước khi nhu cầu dầu thô giảm mạnh do đại dịch và OPEC cùng các nhà sản xuất khác bơm sản lượng theo ý muốn trước khi đạt được thỏa thuận cắt giảm mới bắt đầu vào thứ Sáu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, Nga và các nhà sản xuất khác, được gọi là OPEC +, đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày kể từ ngày 1/5.

Mặc dù vậy, một số nhà phân tích nghi ngờ liệu mức giảm này – dù là mức lớn nhất từng được thỏa thuận, có đủ để khiến thị trường hồi phục hay không do nhu cầu trên thị trường sẽ không thể phục hồi nhanh chóng.

Investing