English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

Ả-rập Xê-út từ chối nhường UAE, thỏa thuận OPEC+ rơi vào bế tắc

Ả-rập Xê-út từ chối nhường UAE, thỏa thuận OPEC+ rơi vào bế tắc

Tigviet - Ả-rập Xê-út từ chối nhường UAE, thỏa thuận OPEC+ rơi vào bế tắc

Ả-rập Xê-út và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) ngày càng căng thẳng khi xung đột ngoại giao hiếm hoi giữa hai đồng minh lâu năm đang đẩy liên minh OPEC+ vào thế bế tắc.

Cuộc đối đầu ngày càng gay gắt đã buộc OPEC+ phải tạm ngưng đàm phán hai lần, trong đó cuộc họp kế tiếp dự kiến diễn ra trong ngày 05/07. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục vượt 75 USD/thùng.

Khi mà OPEC đang đàm phán về chính sách sản lượng cho cả năm 2022, kết quả cuộc xung đột này sẽ định hình thị trường và ngành dầu cho tới năm 2022.

Cuộc chiến giữa hai nhà sản xuất quan trọng đã nổ ra trong ngày 04/07, khi cả Ả-rập Xê-út lẫn UAE đều thể hiện quan điểm khác nhau trên sóng truyền hình.

“Chúng ta buộc phải gia hạn thỏa thuận”, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Abdulaziz bin Salman cho biết trong cuộc phỏng vấn vào đêm ngày 04/07. “Việc gia hạn sẽ giúp nhiều người vào phạm vi thoải mái”.

Thể hiện cho sự nghiêm trọng của cuộc xung đột ngoại giao ngày, Hoàng tử Abdulaziz báo hiệu rằng Abu Dhabi bị cô lập trong liên minh OPEC+. “Đây là kiểu cả nhóm đối đầu với một quốc gia. Điều này khiến tôi phiền lòng nhưng là sự thật”.

Vài giờ trước đó, Bộ trưởng Năng lượng UAE, , Suhail al-Mazrouei một lần nữa bác bỏ gia hạn thỏa thuận, chỉ ủng hộ nâng sản lượng trong ngắn hạn và đòi hỏi các điều khoản tốt hơn cho bản thân trong năm 2022.

“UAE ủng hộ tăng sản lượng vô điều kiện, thị trường đang cần bơm thêm dầu", Bộ trưởng Bộ Năng lượng UAE cho biết. Tuy nhiên, quyết định gia hạn thỏa thuận đến cuối năm 2022 là "không cần thiết ở thời điểm hiện tại", ông nhận định.

Abu Dhabi đang đẩy các đồng minh vào thế khó: Chấp nhận yêu cầu của họ hoặc liên minh OPEC+ có nguy cơ tan vỡ. Nếu liên minh không đạt được thỏa thuận chung trong một thị trường cầu đang lớn hơn cung, thì giá dầu thô có thể tăng vọt.

Tuy nhiên, một kịch bản kịch tính hơn cũng có thể diễn ra. Trong kịch bản đó, OPEC+ có thể tan vỡ hoàn toàn và các nước thành viên tự do bơm dầu theo ý muốn, cuối cùng giá dầu lao dốc nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng hồi năm 2020. Tại thời điểm đó, bất đồng giữa Ả-rập Xê-út và Nga đã châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu.

Nhiều tháng sau khi cuộc chiến giá khép lại bằng một thỏa thuận đình chiến, UAE lại một lần nữa làm chao đảo thị trường khi phát đi ý tưởng rời khỏi OPEC. Họ vẫn chưa lặp lại lời đe dọa rời OPEC trong tuần này, nhưng khi được hỏi liệu UAE có thể rời OPEC hay không, Hoàng tử Ả-rập Xê-út chỉ nói rằng: “Tôi hy vọng là không”.

Chưa có thỏa thuận

Hoàng tử Abdulaziz cho biết nếu không gia hạn thỏa thuận hiện tại, sản lượng dầu trong tháng 8 và khoảng thời gian còn lại của năm 2021. Điều này thể thúcgiá dầu tăng vọt. Khi được hỏi liệu có thể nâng sản lượng mà không có UAE hay không, Hoàng tử Abdulaziz trả lời: “Chúng tôi không thể làm thế”.

Hiện Ả-rập Xê-út và UAE vẫn chưa nối lại liên lạc. Vị hoàng tử cho biết thêm rằng ông đã không trò chuyện cùng người đồng cấp ở Abu Dhabi kể từ ngày 02/07, dù ông khẳng định hai người vẫn là bạn.

"Tôi chưa nghe tin tức gì từ người bạn Suhail", vị hoàng tử cho hay, đồng thời nói thêm ông sẵn sàng trao đổi. “Nếu anh ta gọi cho tôi, tại sao lại không nhỉ”.

Trọng tâm của tranh chấp hiện nay chính là mức sản lượng cơ sở. Mỗi nước thành viên đo lường mức tăng hoặc giảm sản lượng từ mức cơ sở này. Mức này càng cao, thì họ càng được phép bơm thêm nhiều dầu thô hơn.

UAE cho rằng con số cơ sở ở mức khoảng 3.2 triệu thùng/ngày (được thiết lập vào tháng 4/2020) là quá thấp và yêu cầu nâng lên 3.8 triệu thùng/ngày khi thỏa thuận chung của OPEC+ được gia hạn vào năm 2022.

Ả-rập Xê-út và Nga đã từ chối điều chỉnh mức cơ sở cho UAE. Hai nước lo ngại rằng các thành viên khác trong OPEC+ cũng có thể đưa ra yêu cầu tương tự, tạo tiền lệ xấu và khiến thỏa thuận sụp đổ. Năm ngoái, OPEC+ đã phải mất hàng tuần liền để đàm phán, cùng với sự "kết nối" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới có thể chốt được thỏa thuận.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)