English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu có phiên tăng đầu tiên trong 4 phiên

Các hợp đồng dầu thô tương lai xóa sạch đà suy yếu đầu phiên để ghi nhận phiên tăng đầu tiên trong 4 phiên vào ngày thứ Ba (20/10), nâng giá dầu WTI lên mức cao nhất trong gần 7 tuần, MarketWatch đưa tin.

Các hợp đồng dầu thô tương lai xóa sạch đà suy yếu đầu phiên để ghi nhận phiên tăng đầu tiên trong 4 phiên vào ngày thứ Ba (20/10), nâng giá dầu WTI lên mức cao nhất trong gần 7 tuần, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11 trên sàn Nymex tiến 63 xu (tương đương 1.5%) lên 41.46 USD/thùng. Hợp đồng này đã hết hạn vào cuối phiên.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 trên sàn Luân Đôn cộng 54 xu (tương đương 1.3%) lên 43.16 USD/thùng.

Các hợp đồng dầu tương lai đã suy yếu phần nào trong phiên, trong bối cảnh lo ngại liên tục rằng sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu và Mỹ sẽ kìm hãm nhu cầu năng lượng.

Một số quốc gia châu Âu đã áp đặt các lệnh hạn chế mới đối với hoạt động kinh doanh và đi lại khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt trong những ngày gần đây. Tại Mỹ, số ca nhiễm mới bình quân trong 7 ngày đã tăng lên 56,007 người, mức cao nhất kể từ ngày 05/08/2020, dữ liệu từ Wall Street Journal cho thấy.

Trong khi đó, một cuộc họp ủy ban trực tuyến của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, được gọi chung là OPEC+ vào ngày thứ Hai (19/10) “đã không thể xoa dịu những lo ngại về nhu cầu suy giảm và nguồn cung dồi dào, khi Nga và Ả-rập Xê-út tránh né đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ xem xét lại kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 01/2021”,  Fiona Cincotta, Chuyên gia phân tích thị trường tại GAIN Capital, nhận định.

Thỏa thuận hiện tại của OPEC+ yêu cầu cắt giảm sản lượng 7.7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12/2020, sau đó sẽ giảm xuống 5.8 triệu thùng/ngày bắt đầu vào tháng 01/2021.

Vào ngày thứ Ba, Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC) đã nhắc lại cam kết của mình đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng và cho biết “khuyến khích” các nước tham gia tăng cường nỗ lực bù đắp cho “khối lượng sản xuất quá mức” nhằm tái cân bằng thị trường.

FILI