English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu gần như đi ngang chờ dữ liệu nguồn cung và cuộc họp của OPEC+

Các hợp đồng dầu thô tương lai gần như đi ngang vào ngày thứ Ba (18/08) khi nhà đầu tư chờ đợi xem xét dữ liệu về nguồn cung dầu thô tại Mỹ và cuộc họp của một hội đồng OPEC+ chịu trách nhiệm giám sát ảnh hưởng của việc cắt giảm sản lượng bởi các nhà sản xuất chủ chốt, MarketWatch đưa tin.

Các hợp đồng dầu thô tương lai gần như đi ngang vào ngày thứ Ba (18/08) khi nhà đầu tư chờ đợi xem xét dữ liệu về nguồn cung dầu thô tại Mỹ và cuộc họp của một hội đồng OPEC+ chịu trách nhiệm giám sát ảnh hưởng của việc cắt giảm sản lượng bởi các nhà sản xuất chủ chốt, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex gần như đi ngang tại mức 42.89 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn nhích 9 xu (tương đương 0.2%) lên 45.56 USD/thùng.

Dầu thô tăng mạnh vào ngày thứ Hai (17/08) một phần nhờ các báo cáo cho biết mức độ tuân thủ cắt giảm sản lượng của các thành viên OPEC+ – bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh – đạt mức cao trong lịch sử từ 94% đến 97% trong tháng 7. Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC+, đã nhóm họp hôm thứ Hai, đã chốt mức tuân thủ đạt 95%, các chuyên gia phân tích chia sẻ.

Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung OPEC+, cơ quan đưa ra các khuyến nghị về sản lượng, dự kiến tổ chức họp vào ngày thứ Tư (19/08), nhưng chủ yếu được dự báo sẽ thực hiện cách tiếp cận chờ đợi và xem xét sau khi các thành viên hồi tháng 8/2020 đã tiến hành kế hoạch nới lỏng cắt giảm sản lượng từ 9.7 triệu thùng/ngày xuống còn 7.7 triệu thùng/ngày, mặc dù một số nhà sản xuất trước đó đã không tuân thủ các hạn chế sản lượng trước đó đã đồng ý cắt giảm nhiều hơn.

Nhà đầu tư cũng chờ xem xét dữ liệu về nguồn cung dầu thô tại Mỹ. Viện Xăng dầu Mỹ (API) dự kiến công bố báo cáo về dự trữ dầu thô định kỳ hàng tuần vào chiều ngày thứ Ba (18/08), còn dữ liệu chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố vào ngày thứ Tư (19/08).

Đà suy yếu của đồng USD cũng được xem là củng cố giá hàng hóa. Đồng USD suy yếu có thể hỗ trợ các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh, làm chúng trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người sử dụng những đồng tiền khác. Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – lùi 0.6% xuống 92.312 sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5/2018.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 9 tiến 1% lên 1.283 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 9 cộng 1.7% lên 1.2604 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 9 vọt 3.3% lên 2.417 USD/MMBtu.

FILI