English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu giảm do lo ngại lãi suất tăng

Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (06/9) do lo ngại trở lại về triển vọng nâng lãi suất mạnh hơn và các lệnh phong toả Covid-19 sẽ làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu, đảo chiều từ đà tăng 2 phiên nhờ động thái cắt giảm sản lượng mục tiêu đầu tiên của OPEC+ kể từ năm 2020.

Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (06/9) do lo ngại trở lại về triển vọng nâng lãi suất mạnh hơn và các lệnh phong toả Covid-19 sẽ làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu, đảo chiều từ đà tăng 2 phiên nhờ động thái cắt giảm sản lượng mục tiêu đầu tiên của OPEC+ kể từ năm 2020.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent mất 2.91 USD (tương đương 3%) còn 92.83 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lùi xuống 86.88 USD/thùng.

Hợp đồng dầu WTI đã giao dịch kể từ ngày Chủ nhật (04/9) mà không có kết phiên do nghỉ lễ Lao động (Labor Day). Giá dầu WTI đã giảm hơn 2% so với thời điểm khép phiên thông thường vào ngày thứ Hai (05/9), dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy.

Tamas Varga của công ty môi giới dầu PVM chia sẻ: “Thông tin về OPEC+ hiện đã có trên thị trường và trọng tâm tạm thời chuyển sang lo ngại nền kinh tế và lạm phát, trong đó 2 yếu tố liên quan là việc kéo dài phong toả Covid-19 ở Trung Quốc và quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 08/9”.

Trung Quốc đã nới lỏng một số yêu cầu hạn chế Covid-19 nhưng kéo dài phong toả ở Thành Đô, điều này làm gia tăng lo ngại rằng lạm phát cao và việc nâng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu. ECB được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất mạnh khi nhóm họp vào ngày 08/9.

Đồng USD mạnh hơn, tiến 0.6% dựa trên dữ liệu ngành công nghiệp dịch vụ tốt hơn dự báo của Mỹ, cũng gây áp lực lên giá dầu.

Số liệu về hoạt động lĩnh vực dịch vụ đã làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất, điều này có thể gây ra suy thoái và làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Về vấn đề nguồn cung, các dấu hiệu cho thấy một thoả thuận nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran với các cường quốc thế giới có ít thách thức đối với giá dầu thô hơn bằng cách làm giảm khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục kế hoạch giảm sản lượng của mình.

Giám đốc chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết vào ngày thứ Hai (05/9) rằng ông ít hy vọng về sự hồi sinh nhanh chóng của thoả thuận Iran.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi là nhóm OPEC+, đã quyết định vào ngày thứ Hai cắt giảm mục tiêu sản lượng tháng 10 là 100,000 thùng/ngày. Giá dầu tăng vào ngày 02/9 trước khi diễn ra cuộc họp và sau khi có quyết định.

FILI