English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu giảm mạnh 3% sau dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc

Giá dầu giảm hơn 4 USD vào ngày thứ Hai (15/8) do lo ngại về nhu cầu, khi dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Trung Quốc làm dấy lên lại lo ngại về suy thoái toàn cầu.

Giá dầu giảm hơn 4 USD vào ngày thứ Hai (15/8) do lo ngại về nhu cầu, khi dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Trung Quốc làm dấy lên lại lo ngại về suy thoái toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent mất 3.1% còn 95.10 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lùi 2.9% xuống 89.41 USD/thùng.

Hợp đồng mở dầu thô Brent trong tháng này đã sụt 20% so với tháng 8 năm ngoái.

Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Hợp đồng mở vẫn đang giảm, với một số người chơi trên thị trường không hứng thú với nó vì biến động. Theo quan điểm của tôi, đó là lí do đẫn đến giá dầu giảm”. Ông Staunovo cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm vào ngày thứ Hai là do dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã hạ lãi suất cho vay để phục hồi nhu cầu khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế bất ngờ tăng trưởng chậm trong tháng 7/2022, với hoạt động sản xuất và bán lẻ đóng băng bởi chính sách zero-Covid-19 của Bắc Kinh và khủng hoảng bất động sản.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy sản lượng nhà máy lọc dầu của Trung Quốc giảm xuống 12.53 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Ngân hàng ING đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống còn 4%, giảm so với dự báo trước đó là 4.4%, cảnh báo rằng có khả năng giảm thêm.

Trong khi đó, chỉ số đồng USD đã tăng gần đến giữa phạm vi của chỉ số này trong tháng.

Dầu nhìn chung được định giá bằng đồng USD, vì vậy đồng bạc xanh mạnh hơn làm hàng hoá này trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015 cũn được chú ý vào ngày thứ Hai. Nguồn cung dầu có thể tăng nếu Iran và Mỹ chấp nhận đề nghị từ Liên minh châu Âu (EU), điều này sẽ loại bỏ các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran.

FILI