English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu giảm nhẹ, nhưng vẫn gần mức đỉnh đầu năm 2023

Giá dầu giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch tại châu Á vào ngày thứ Hai (16/01), nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất kể từ đầu năm nhờ lạc quan rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Giá dầu giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch tại châu Á vào ngày thứ Hai (16/01), nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất kể từ đầu năm nhờ lạc quan rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 36 xu (tương đương 0.4%) xuống 84.92 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 21 xu (tương đương 0.3%) còn 79.65 USD/thùng, trong bối cảnh giao khối lượng giao dịch thấp trong ngày nghỉ lễ của Mỹ.

Cả 2 hợp đồng dầu đều vọt hơn 8% hồi tuần trước, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2022, sau khi kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12/2022 tăng 4% so cùng kỳ năm trước trong khi du lịch dịp Tết Nguyên đán làm sáng sủa hơn triển vọng nhiên liệu vận tải.

Các chuyên gia phân tích của ANZ cho biết mật độ giao thông tại Trung Quốc đang tiếp tục phục hồi từ mức thấp kỷ lục sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19, dẫn kết nhu cầu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ mạnh hơn.

Nhiều nguồn tin thương mại cho biết nhu cầu nội địa phục hồi được kỳ vọng sẽ dẫn đến xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Trung Quốc trong tháng 01/2023 sụt 40% so với tháng 12/2022, dẫn đầu là xăng.

Các chuyên gia phân tích tại ING nhận định: “Mặc vẫn còn nhiều lạc quan xung quanh nhu cầu tại Trung Quốc trong ngắn hạn, thị trường dầu vẫn tương đối dư cung. Chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng từ quý 2/2023, khi thị trường khan hiếm”.

Tuần này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ công bố báo cáo định kỳ hàng tháng, được nhà đầu tư theo dõi sát sao về triển vọng nguồn cung và nhu cầu toàn cầu.

An Trần (theo CNBC)

Fili