English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu quay đầu giảm khi nhu cầu xăng tại Mỹ giảm trong mùa cao điểm

Giá dầu giảm vào ngày thứ Tư (20/7), sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy nhu cầu xăng thấp hơn trong mùa hè lái xe cao điểm và khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát đã dẫn đến lo ngại nền kinh tế có thể chậm lại, qua đó làm giảm nhu cầu năng lượng.

Giá dầu giảm vào ngày thứ Tư (20/7), sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy nhu cầu xăng thấp hơn trong mùa hè lái xe cao điểm và khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát đã dẫn đến lo ngại nền kinh tế có thể chậm lại, qua đó làm giảm nhu cầu năng lượng.

Tuy nhiên, giá dầu đã xoá bớt mức giảm trong phiên sau khi TC Energy cho biết đường ống dẫn Keystone, một trong những mạch xuất khẩu dầu lớn của Canada, đã giảm năng suất hoạt động trong ngày thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Tư. Việc sửa chữa tiếp tục diễn ra tại một cơ sở điện của đơn vị thứ 3 ở Nam Dakota, gây ra lo ngại về nguồn cung khan hiếm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 43 xu xuống 106.92 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.88% còn 102.26 USD/thùng.

Dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ xăng tại Mỹ tăng 3.5 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 71,000 thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Dữ liệu cho thấy sản lượng cung xăng – một yếu tố đại diện nhu cầu - ở mức 8.5 triệu thùng/ngày, tương đương thấp hơn 7.6% so với cùng kỳ năm trước.

John Kilduff, Đối tác tại Again Capital LLC, nhận định: “Chắc chắn giá xăng cao đã làm giảm niềm tin người tiêu dùng”.

Người dân Mỹ đã bị sốc hồi tháng 6 khi giá xăng tại trạm bơm lên mức cao kỷ lục hơn 5 USD/gallon.

Trong khi đó, dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 446,000 thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 1.4 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích.

Giá dầu cực kỳ biến động, rơi vào giằng co giữa lo ngại nguồn cung do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và lo ngại về cuộc chiến chống lạm phát có thể làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu.

Các chuyên gia phân tích dự báo nguồn cung dầu khan hiếm sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu, trong khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn.

FILI