English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu quay đầu tăng giá nhờ tin đồn OPEC+ cắt giảm sản lượng

Giá dầu khởi sắc vào ngày thứ Hai (28/11), phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay, khi những tin đồn về việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ bù đắp cho lo ngại về các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối các lệnh phong toả Covid-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu khởi sắc vào ngày thứ Hai (28/11), phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay, khi những tin đồn về việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ bù đắp cho lo ngại về các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối các lệnh phong toả Covid-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu WTI tiến 1.05 USD (tương đương 1.38%) lên 77.33 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 22/12/2021 là 73.60 USD/thùng.

Trong khi, hợp đồng dầu Brent lùi 23 xu (tương đương 0.28%) xuống 83.40 USD/thùng, sau khi đã giảm hơn 3% xuống 80.61 USD/thùng hồi đầu phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 04/01/2022.

Cả 2 hợp đồng dầu, vốn đã chạm mức thấp nhất trong 10 tháng, đều ghi nhận 3 tuần giảm liên tiếp.

Matt Smith, Chuyên gia phân tích dầu hàng đầu tại Kpler, cho biết: “Có tin đồn rằng OPEC+ đã bắt đầu đưa ra ý tưởng về việc cắt giảm sản lượng vào ngày Chủ nhật (27/11). Điều đó đã giúp đảo chiều đà suy giảm đã xảy ra chỉ sau một đêm bởi các cuộc biểu tình ở Trung Quốc”.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào ngày 04/12/2022. Hồi tháng 10/2022, OPEC+ đã thống nhất giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày đến năm 2023.

Tin đồn về việc cắt giảm mạnh sản lượng lấn át động thái bán tháo trước đó khi các cuộc biểu tình phản đối phong toả Covid-19 bước sang ngày thứ 3 và lan sang một số thành phố khác.

Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero Covid của Chủ tịch Tập Cận Bình ngay cả khi phần lớn thế giới đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao của nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về mức trần giá dầu Nga ở khoảng 65 – 70 USD/thùng, với mục đích hạn chế doanh thu tài trợ cho các cuộc xung đột quân sự của Moscow ở Ukraine mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Tuy nhiên, chính phủ các nước EU đã bị chia rẽ về mức trần giá dầu Nga. Việc áp trần giá dầu Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 05/12 khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga cũng có hiệu lực.

An Trần (theo CNBC)