English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu suy giảm trước dự báo nhu cầu ảm đạm

Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (07/9), nới rộng đà sụt giảm trong phiên trước đó, khi việc cắt giảm mạnh giá dầu thô của Ả-rập Xê-út cho châu Á làm dấy lên lo ngại nhu cầu chậm hơn, tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và sự gián đoạn sản xuất dầu thô tại Mỹ đã kìm hãm đà giảm giá này.

Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (07/9), nới rộng đà sụt giảm trong phiên trước đó, khi việc cắt giảm mạnh giá dầu thô của Ả-rập Xê-út cho châu Á làm dấy lên lo ngại nhu cầu chậm hơn, tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và sự gián đoạn sản xuất dầu thô tại Mỹ đã kìm hãm đà giảm giá này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 53 xu (tươn đương 0.73%) xuống 71.69 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 94 xu (tương đương 1.36%) còn 68.35 USD/thùng.

Saudi Aramco vào ngày 05/9 đã hạ giá bán chính thức (OSP) trong tháng 10 đối với tất cả các loại dầu thô bán sang châu Á ít nhất là 1 USD/thùng.

Việc giám giá mạnh này, một tín hiệu cho thấy mức tiêu thụ ở khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới vẫn ảm đạm, được đưa ra khi các lệnh phong tỏa được áp dụng trên khắp châu Á để ngăn chặn sự lây nhiễm biến thể Delta đã làm mờ đi triển vọng kinh tế.

Đồng thời, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra ít việc làm nhất trong 7 tháng vào tháng 8 khi việc tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí và khách sạn bị đình trệ trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, vốn đang gây áp lực lên nhu cầu tại các nhà hàng và khách sạn.

Tuy nhiên, giá dầu được củng cố bởi các chỉ số kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và sự gián đoạn nguồn cung của Mỹ vì cơn bão Ida.

Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã vọt 8% trong tháng 8 so với tháng trước, khi các nhà máy lọc dầu trở lại mua hàng sau khi ban hành hạn ngạch nhập khẩu mới.

Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy khi xuất khẩu bất ngờ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc, giúp loại bớt một số áp lực cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi nó điều hướng cố gắng vượt qua rào cản từ nhiều phía.

Một cơ quan quản lý Mỹ cho biết trong ngày 06/9 rằng hơn 80% sản lượng dầu ở Vịnh Mexico vẫn bị gián đoạn sau bão Ida, hơn 1 tuần sau khi siêu bão này đổ bộ và tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực.

Các quỹ đầu cơ đã đẩy mạnh mua xăng dầu vào tuần trước với tốc độ nhanh thứ 2 trong năm nay sau khi bão Ida làm gián đoạn sản xuất ở các giếng dầu ngoài khơi và các nhà máy lọc dầu dọc bờ vùng Vịnh.

FILI