English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu tiếp tục tăng chờ phản ứng của Mỹ về khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran

Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên biến động ngày thứ Tư (24/8), do lo ngại rằng Mỹ sẽ không xem xét các nhượng bộ bổ sung đối với Iran để phản ứng với dự thảo thoả thuận khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran – và có khả năng là đối với xuất khẩu dầu thô của thành viên OPEC này.

Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên biến động ngày thứ Tư (24/8), do lo ngại rằng Mỹ sẽ không xem xét các nhượng bộ bổ sung đối với Iran để phản ứng với dự thảo thoả thuận khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran – và có khả năng là đối với xuất khẩu dầu thô của thành viên OPEC này.

Iran cho biết đã nhận được phản hồi từ Mỹ dối với văn bản “cuối cùng” của Liên minh Châu Âu (EU) về việc khôi phục thoả thuận nhạt nhân năm 2015 của Tehran với các cường quốc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1.00 USD lên 100.22 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.15 USD lên 94.89 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng này đều giảm hơn 1 USD vào đầu phiên.

Dầu cũng nhận được hỗ trợ sau khi Ả-rập Xê-út đề xuất trong tuần này rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể xem xét cắt giảm sản lượng, mặc dù các tín hiệu kinh tế tiêu cực từ các ngân hàng trung  ương và chứng khoán lao dốc đã gây áp lực cho giá dầu.

Cả 2 hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều chạm đỉnh 3 tuần vào sáng ngày thứ Tư, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út đưa ra khả năng cắt giảm sản lượng.

Các nguồn tin OPEC sau đó nói với Reuters rằng bất kỳ sự cắt giảm nào của OPEC và các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, có khả năng trùng với việc Iran quay trở lại thị trường dầu nếu Tehran đảm bào đạt được một thoả thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới.

Một quan chức Mỹ vào ngày thứ Hai (22/8) cho biết Iran đã từ bỏ một số yêu cầu chính của mình trong các cuộc đàm phán để khôi phục thoả thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

OPEC+ đã sản xuất 2.9 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức mục tiêu, làm phức tạp thêm bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm hoặc cách tính toán mức cơ sở cắt giảm sản lượng.

Chuyên gia phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết: “Giá dầu và triển vọng nguồn cung cho thấy việc cắt giảm của OPEC+ hiện không đảm bảo”.

“Nguồn cung dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng khi mùa bão cao điểm tại Mỹ đến gần. Ở những nơi khác, sự gián đoạn nguồn cung trong tương lai ở Libya không thể được chiết khấu vào, trong khi tình hình dầu mỏ ở Nigeria có ít dấu hiệu cải thiện”, ông Brennock chia sẻ.

Vào đầu phiên, giá dầu đã giảm sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng suy giảm, điều này cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế. Dữ liệu nhu cầu xăng dầu cho thấy mức cung cấp trung bình trong 4 tuần sản phẩm xăng hàng ngày thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm trước.

FILI