English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tiền Điện Tử

Đồng đô la Mỹ có nguy cơ mất quyền bá chủ vào tay Trung Quốc vì e-yuan

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ngày càng xấu đi kể từ khi đại dịch do virus Corona gây nên hoành hành khắp thế giới và sự thống trị của đồng đô la Mỹ nổi lên mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế hoảng loạn.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ngày càng xấu đi kể từ khi đại dịch do virus Corona gây nên hoành hành khắp thế giới và sự thống trị của đồng đô la Mỹ nổi lên mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế hoảng loạn.

Chưa dừng lại tại đó, Tổng thống Donald Trump cũng lên tiếng đe dọa sẽ gia tăng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngay cả khi thế giới đang đứng trước bờ vực của cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930 của thế kỷ trước.

Tuy nhiên giờ đây, vị thế của đồng đô la đang đứng trước nguy cơ mất vị thế bá chủ khi “con át chủ bài” mới của Trung Quốc xuất hiện: đồng e-yuan – tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Trong một tweet của Tổng thống Trump hồi năm ngoái nói về vị thế giữa đồng đô la Mỹ với các tài sàn kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum… Ông viết:

[Đồng đô la Mỹ] cho đến nay vẫn là loại tiền tệ thống trị dù ở bất cứ đâu trên thế giới và nó sẽ luôn là như vậy.

Tuy nhiên, trong một báo cáo mới của ngân hàng JP Morgan – một trong những ngân hàng lớn nhất và lâu đời nhất thế giới, các nhà phân tích tại đây cho biết:

Không có quốc gia nào bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiềm năng đột phá của tiền kỹ thuật số so với Hoa Kỳ.

Nguy cơ ngày càng chồng chất khi mới đây, Trung Quốc tuyên bố chính thức phát hành tiền tệ kỹ thuật số có tên e-yuan, một sản phẩm dựa trên công nghệ Blockchain của Bitcoin.

Dù đồng e-yuan này hiện chủ yếu tập trung vào việc giải quyết nợ xấu, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà đại dịch COVID-19 mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng đây đã là một bước tiến rất lớn đối với ngành tiền kỹ thuật số toàn cầu.

Tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ hoạt động giống như tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành nhưng tồn tại hoàn toàn trên trực tuyến.

Thay vì in tiền, các ngân hàng trung ương sẽ phát hành đô la kỹ thuật số thông qua các tài khoản trực tuyến, tương tự như các ứng dụng ngân hàng thương mại đã bùng nổ trong những năm gần đây.

Trong một báo cáo của JP Morgan, có tiêu đề: “Bạn nói rằng bạn muốn một cuộc cách mạng: Hãy xem xét tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương” có viết:

Mặc dù các tài sản điện tử tự do và các stablecoin của các tổ chức đã phải vật lộn để đạt được lực kéo, nhưng theo nhiều cách, các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương là một sự thay thế hấp dẫn…

Đẩy mạnh việc cung cấp CBDC là kế hoạch quan trọng đối với các cường quốc, do vị trí ưu việt của chúng trên thị trường tài chính toàn cầu.

Theo JP Morgan, ở khía cạnh là tài sản dự trữ của thế giới, đồng đô la Mỹ khó có thể bị thay thế trong tương lai gần. Nhưng tiền tệ kỹ thuật số lại có thể đe dọa ngay lập tức đối với các khía cạnh mà sự thống trị của đồng đô la không được vững chắc, như thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, có thể những nguy cơ đối với đồng USD đã bị đánh giá thấp khi Glen Goodman – một nhân vật nổi lên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đã theo sát sự phát triển tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương – phản bác rằng:

Mối đe dọa đối với sự thống trị toàn cầu của đồng đô la thậm chí còn lớn hơn những gì JP Morgan đã gợi ý

Sau vài năm nghiên cứu, Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn phát triển để có được đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hoạt động một cách bài bản. Trong khi đó, Mỹ thậm chí không có dự án nào đang phát triển. Không cần chờ đến khi Mỹ rớt khỏi “khối dẫn đầu”, Trung Quốc đã có thể giành chiến thắng trong cuộc đua

blogtienao