English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

Dow Jones quay đầu giảm hơn 300 điểm

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Ba (23/3) trong đà trượt giá buổi chiều, dẫn đầu bởi cổ phiếu của các công ty sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có bất kỳ trục trặc nào trong quá trình tái mở cửa kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Ba (23/3) trong đà trượt giá buổi chiều, dẫn đầu bởi cổ phiếu của các công ty sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có bất kỳ trục trặc nào trong quá trình tái mở cửa kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 lùi 0.8% xuống 3,910.52 điểm, chịu áp lực từ lĩnh vực công nghiệp và nguyên vật liệu. Chỉ số Dow Jones rớt 308.05 điểm (tương đương 0.9%) xuống 32,423.15 khi cổ phiếu Caterpillar sụt 3.4%. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1.1% còn 13,227.70 điểm. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 sụt 3.6% xuống 2,185.69 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và du lịch bị bán tháo trong bối cảnh các lệnh hạn chế mới vì dịch Covid-19 được áp đặt trên toàn cầu. Cổ phiếu các hãng tàu du lịch Carnival và Norwegian đều sụt hơn 7%. Cổ phiếu American Airlines và United Airlines cũng đều giảm hơn 6%. Cổ phiếu công ty bán lẻ Gap lao dốc gần 8%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hầu hết các khu vực trên toàn cầu đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới Covid-19 do các biến thể dễ lây nhiễm tiếp tục lây lan. Đức đang gia hạn lệnh phong tỏa cho đến ngày 18/4, trong khi gần 1/3 nước Pháp bắt đầu bước vào đợt phong tỏa kéo dài 1 tháng vào ngày 27/3. Giá dầu đã sụt hơn 6% trong bối cảnh nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 3 trên toàn cầu.

Mỹ đang tiêm khoảng 2.5 triệu liều vắc-xin Covid-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đang tăng ở 21 bang khi thống đốc các bang nới lỏng các lệnh hạn chế đối với doanh nghiệp.

Vào ngày thứ Ba, một cơ quan y tế Mỹ bày tỏ lo ngại rằng vắc-xin của AstraZeneca có thể đã đã đưa thông tin lỗi thời trong kết quả thử nghiệm vắc-xin của mình.

Kỷ niệm 1 năm thị trường “con bò”

Đà leo dốc của chứng khoán Mỹ đã tạm dừng khi thị trường “con bò” mới chính thức tròn 1 năm tuổi. Ngày thứ Ba đánh dấu kỷ niệm 1 năm chạm đáy đại dịch sau khi cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có đã khiến S&P 500 “bốc hơi” 30% chỉ trong 22 ngày trong đợt bán tháo rớt vào thị trường “con gấu” nhanh nhất từ trước đến nay.

Chứng khoán Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy do đại dịch Covid-19 gây ra với S&P 500 bứt phá 80% kể từ mức đáy cách đây 1 năm, đánh dấu khởi đầu tốt nhất cho một thị trường “con bò” mới được ghi nhận. Nasdaq Composite đã leo dốc hơn 90%, trong khi Dow Jones vọt 75% trong cùng thời gian này.

Giá tài sản đang tăng

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen lần đầu tiên xuất hiện chung vào ngày thứ Ba trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ. Bộ đôi thừa nhận giá tài sản đang bị định giá khá cao trên thị trường, nhưng cho biết họ không lo ngại về sự ổn định tài chính.

“Tôi muốn nói rằng mặc dù việc định giá tài sản tăng lên bởi các số liệu lịch sử, nhưng cũng có niềm tin rằng với việc tiêm chủng vắc-xin được tiến hành với tốc độ nhanh chóng, nền kinh tế sẽ có thể trở lại đúng hướng”, bà Yellen phát biểu. “Tôi nghĩ rằng trong một môi trường mà giá tài sản cao, điều quan trọng là các nhà quản lý phải đảm bảo rằng lĩnh vực tài chính có khả năng phục hồi và thị trường hoạt động tốt”.

Trong khi đó, ông Powell nhấn mạnh rằng khi đến thời điểm giảm bớt mua tài sản trị giá hàng tỷ USD của mình, Ngân hàng trung ương sẽ phản ứng thận trọng và hành động từ từ.

Các chỉ số chứng khoán chính đã tăng điểm trong ngày 22/3 khi nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu tăng trưởng với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm suy yếu. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn này giảm tiếp 6 điểm cơ sở xuống 1.62% vào ngày thứ Ba.

FILI