English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

Lịch kinh tế tuần này – 5 điểm nổi bật cần theo dõi

Trọng tâm chính trong tuần này sẽ là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào Thứ Tư, các nhà đầu tư đang tìm kiếm manh mối về các gói kích thích nếu có. Lịch kinh tế của Mỹ tuần này cũng có dữ liệu về CPI, dữ liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp và tâm lý người tiêu dùng.

Trọng tâm chính trong tuần này sẽ là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào Thứ Tư, các nhà đầu tư đang tìm kiếm manh mối về các gói kích thích nếu có. Lịch kinh tế của Mỹ tuần này cũng có dữ liệu về CPI, dữ liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp và tâm lý người tiêu dùng. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi đường cong lợi suất tăng trong bối cảnh bán tháo trái phiếu của Mỹ. Trong khu vực đồng Euro, các diễn giả của Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ cung cấp nhiều thông tin sâu hơn về chương trình kích thích kinh tế. Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng có thể xuất hiện sau khi nước này công bố dữ liệu thương mại tương đối yếu hôm chủ nhật. Đây là những gì chúng ta cần biết để bắt đầu tuần mới trên thị trường.

1. Cuộc họp của Fed

Lần đầu tiên kể từ tháng Tư sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế nước này có thể phải gánh chịu sức nặng của việc đóng cửa kinh tế trong hơn một năm, Fed sẽ thông báo chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương vào thứ Tư tuần này.

Các nhà đầu tư sẽ rất muốn nghe quan điểm của Fed về triển vọng kinh tế sau báo cáo việc làm hôm thứ Sáu của Mỹ cho thấy nền kinh tế bất ngờ tăng việc làm vào tháng 5 sau khi chịu mức tổn thất kỷ lục trong tháng trước.

Báo cáo đưa ra tín hiệu rõ ràng nhất rằng sự suy thoái tồi tệ nhất do khủng hoảng coronavirus gây ra có lẽ đã kết thúc, thúc đẩy sự phục hồi của thị trường chứng khoán và động thái bán tháo trái phiếu Kho bạc.

2. Đường cong lãi suất

Báo cáo việc làm vào Thứ Sáu của Mỹ đã củng cố tâm lý cho đợt bán tháo mạnh mẽ trái phiếu chính phủ Mỹ từ mức cao kỷ lục gần đây, đẩy đường cong lợi suất lên mức cao nhất kể từ tháng Ba.

Đường cong lợi suất tăng lên mức cao - khi lãi suất dài hạn tăng nhanh hơn so với lãi suất ngắn hạn - báo hiệu triển vọng tăng trưởng rõ ràng hơn. Nhưng nếu tăng quá nhanh, chi phí lãi vay có thể bóp nghẹt sự phục hồi kinh tế.

Mặc dù Fed có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát đường cong lãi suất với mục tiêu kiểm soát lãi suất ngắn hạn, các nhà quản lý quỹ cho biết họ kỳ vọng lãi suất sẽ tăng đáng kể để giải thích cho bất kỳ sự can thiệp nào về lãi suất. Thay vào đó, họ đang theo dõi các gợi ý về việc ngân hàng trung ương tin rằng sự phục hồi kinh tế có thể hỗ trợ cho sự gia tăng lãi suất.

3. Dữ liệu kinh tế của Mỹ

Lịch kinh tế tuần này sẽ có dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, một chỉ số chính về sức khỏe của nền kinh tế, cùng với dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng và kết quả khảo sát tâm lý người tiêu dùng.

Số lượng đề nghị trợ cấp thất nghiệp đã giảm kể từ khi đạt mức kỷ lục 6,8 triệu vào cuối tháng 3, lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu vào tuần trước kể từ giữa tháng 3. Dữ liệu này kết hợp với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Thứ Sáu cho thấy điều tồi tệ nhất đối với thị trường lao động đã qua.

Trong khi đó, CPI sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu trong nền kinh tế giảm, trong khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh kinh tế mở lại và đà tăng trên thị trường chứng khoán.

4. Điều trần của bà Lagarde, dữ liệu kinh tế khu vực đồng Euro

Vào thứ Hai, Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ có phiên điều trần, thông qua liên kết vệ tinh, trước Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện châu Âu.

Các nhà lập pháp sẽ có cơ hội đặt câu hỏi về lý do đằng sau sự gia tăng lớn hơn dự kiến của chương trình kích thích mua trái phiếu khẩn cấp.

Về mặt dữ liệu, Đức sẽ phát hành dữ liệu sản xuất công nghiệp cho tháng 4 vào thứ Hai sau đó là Pháp và các nước khác ở khu vực Euro vào các ngày khác trong tuần này. Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng Euro, đang đối mặt với viễn cảnh suy thoái sâu sắc nhất kể từ Thế chiến thứ hai khi đại dịch coronavirus gây thiệt hại về kinh tế, mặc dù các hạn chế phong tỏa hiện đang được nới lỏng.

5. Lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Dữ liệu thương mại của Trung Quốc đưa ra hôm Chủ nhật cho thấy nhu cầu hàng hóa toàn cầu do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sản xuất vẫn còn yếu.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm vào tháng 5 khi nhu cầu toàn cầu giảm do sự lây lan coronavirus, trong khi sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến của dữ liệu nhập khẩu đã cho thấy áp lực đối với các nhà sản xuất.

Dữ liệu có thể củng cố dự báo rằng Trung Quốc có thể không có bất kỳ sự tăng trưởng nào trong năm nay. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi để xem các thị trường chứng khoán vốn đang trong đà tăng mạnh sẽ phản ứng thế nào khi khu vực sản xuất của Trung Quốc rơi vào suy thoái.

Tổng hợp từ Reuters

Investing