English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tiền Tệ

Lý do Fed tiếp tục hạ lãi suất USD ngay trong năm nay

Sau những dữ liệu có phần yếu kém của kinh tế Mỹ thời gian gần đây, thị trường đã gia tăng việc định giá lãi suất của Usd sẽ tiếp tục giảm.

Sau những dữ liệu có phần yếu kém của kinh tế Mỹ thời gian gần đây, thị trường đã gia tăng việc định giá lãi suất của Usd sẽ tiếp tục giảm, vậy cụ thể những dữ liệu yếu kém đó là gì, mời anh em cùng theo dõi bài phân tích bên dưới của Investing.

Tăng trưởng tiền lương chậm chạp

Tiền lương bình quân giờ trong tháng 9 chỉ tăng trưởng ở mức 2.9% - thấp hơn kỳ vọng 3.2% - và giảm mạnh so với mức tăng của tháng 8. Cú giảm trong tháng 9 đã xác nhận xu hướng giảm từ mức đỉnh 3.4% trong tháng 2 năm nay.

Việc tăng trưởng lương chậm sẽ tác động đáng kể đến niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng, do đó đây là một dấu hiệu khá xấu.


PPI và CPI cũng đồng loạt suy yếu

Chỉ số giá sản xuất PPI chỉ tăng ở mức 1.4% trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 1.8%, đồng thời nó cũng cho thấy đà giảm liên tục từ mức cao hồi tháng 7/2018.

Tương tự, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng chỉ đạt 1.7% thấp hơn kỳ vọng 1.8%. Việc suy yếu của cả hai chỉ số này sẽ dẫn đến việc áp lực lạm phát giảm, và tác động đến các quyết định chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai. Cụ thể, sau dữ liệu trên, thị trường tăng định giá khả năng hạ lãi suất của Fed trong tháng 10 từ 40% lên khoảng 80%, và tháng 12 từ 19% lên 36%. Điều này đồng nghĩa với việc vùng lãi suất mục tiêu của Fed sau cuộc họp tháng 12 sẽ rơi xuống mức 1.25-1.5%.


Kỳ vọng lạm phát suy yếu

Không chỉ có dữ liệu kinh tế đang gợi ý rằng Fed nên hành động để nâng lạm phát lên, kỳ vọng về lạm phát của thị trường cũng đang giảm sút. Cụ thể, tỷ lệ lạm phát hòa vốn 5 và 10 năm đều đang gần mới mức thấp lịch sử kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hiện tại, tỷ lệ lạm phát hòa vốn 5 năm đang ở mức 1.24% và 10 năm ở mức 1.49%. Việc tỷ lệ lạm phát hòa vốn đang suy giảm cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu “pricing” những mức lạm phát thấp hơn trong tương lai. Và khi kỳ vọng lạm phát sẽ suy yếu, nó có thể sẽ hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.


Không bị dẫn dắt bởi xu hướng của thế giới

Từ đầu tháng 10, chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ-Đức đã giảm xuống quanh mức 2.15% từ mức 2.35% trước đó, trong khi chênh lệch lãi suất trái phiếu Mỹ-Nhật cũng trượt giảm từ 2% xuống 1.85%. Điều này cho thấy lợi suất trái phiếu Mỹ đang rơi nhanh hơn tốc độ chung của thế giới – một dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm lợi suất trái phiếu Mỹ không phải do sự suy giảm lợi suất trên toàn cầu.


Tổng kết
Về mặt lạm phát, mặc dù nhiều thứ có thể thay đổi từ nay đến tháng 12, nhưng thật khó để có những thay đổi đáng kể so với xu hướng hiện tại. Một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung hoặc ít nhất là một thỏa thuận ngừng áp thuế mới có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và lấy lại niềm tin của thị trường.
Tuy nhiên, khả năng suy giảm trong áp lực lạm phát vẫn đang lớn dần, và điều đó sẽ là tiền đề để Fed có thể thực hiện thêm 2 lần cắt giảm trong năm nay và thêm một lần vào đầu năm 2020.




Theo Investing