English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Chứng Khoán

Nhịp đập Thị trường 17/06: VN-Index đi ngang vì Large Cap

Hồi sát tham chiếu nhưng rồi lại đi ngang, diễn biến của VN-Index trong nửa cuối phiên sáng nay, có lẽ lại khiến NĐT liên tưởng đến những phiên chiều đáo hạn phái sinh đầy bất ngờ trước đây. Hiện chỉ số này chỉ cách tham chiếu 4,4 điểm, và vẫn chịu tác động tiêu cực từ nhóm Large Cap, nhất là những mã vốn hóa tỷ đô.

Hồi sát tham chiếu nhưng rồi lại đi ngang, diễn biến của VN-Index trong nửa cuối phiên sáng nay, có lẽ lại khiến NĐT liên tưởng đến những phiên chiều đáo hạn phái sinh đầy bất ngờ trước đây. Hiện chỉ số này chỉ cách tham chiếu 4,4 điểm, và vẫn chịu tác động tiêu cực từ nhóm Large Cap, nhất là những mã vốn hóa tỷ đô.

Tuy nhiên, nhiều mã Mid và Small Cap trên HOSE và 2 sàn kia đã thực sự hồi phục, thậm chí tăng giá khá mạnh, và có tính lan tỏa trong phạm vi nhóm ngành khá cao.

Sự kiện liên quan đến Fed vẫn đang được phân tích và bàn luận trên các diễn đàn, tuy nhiên có vẻ theo hướng là tất yếu sẽ tới (lãi suất tăng), nhưng giờ còn sớm. Hơn nữa, mùa BCTC quý 2 đang đến rất gần, do đó nhiều cổ phiếu vẫn có triển vọng được chú ý, được NĐT mua tắt đón đầu và vì thế mà tăng giá.

Chỉ số HNX-Index đã hồi kịp về tham chiếu, giờ tăng… 0.01 điểm. kết quả này có được là nhờ nhóm Large Cap sàn này (thực ra đa số chỉ tương đương Mid Cap của sàn HOSE) tăng giá, trong đó đáng chú ý như PVS, VCS, NVB, PHP, THD hay PVI. Cổ phiếu nhóm HNX30 chạy nhanh hơn nhiều nhóm khác.

Diễn biến trên UPCoM tưởng chừng tốt nhất so với 2 sàn niêm yết, khi chỉ số UPCoM-Index tăng cao hơn tham chiếu, nhưng đến những phút cuối phiên, lại suy giảm bất ngờ, và đổi màu. Điều này khá lạ, bởi số cổ phiếu Large Cap sàn này vẫn nghiêng nhiều về tăng giá, trong đó có QNS, FOX, BSR, OIL, VEF, VGI, VGT, MPC, LTG… hay CTR. 1 số Large Cap có diễn biến giá tiêu cực vào phút chót, nhưng không nhiều, ví dụ như FOX, MSR, OIL…

Trong số các nhóm ngành lớn, dầu khí vẫn là ngành ấn tượng nhất phiên sáng, với GAS tăng 1.85% (có lúc tăng mạnh gần 3%), PVD +3,3%, POW +2,9%, PVS +2.4%... Tuy nhiên ngân hàng thì vẫn quá tệ, dù VCB và BID là 2 ngân hàng lớn có cổ phiếu giữ được đà tăng giá khá ổn định trong đa số thời gian. Nhóm BĐS dân dụng đang phân hóa, nhiều mã tầm trung đã nâng cấp lên sắc xanh, như HDG, NLG, NDN, NTL..

Đối với các nhóm ngành nhỏ hơn, thủy sản vẫn đang là nhóm tiêu biểu nhất, với 2 mã đầu ngành cá tra và ngành tôm là VHC và MPC đều tăng giá. Lưu ý MPC sáng nay có ĐHĐCĐ. Nhìn chung cổ phiếu nhóm này đều tăng bình quân 3% trở lên. Ngoài ra, còn có gỗ đá nội ngoại thất, xây dựng và vật liệu xây dựng, phân bón, ô tô phụ tùng, bán lẻ hàng công nghệ, dệt may… Các nhóm dược, thực phẩm giữa phiên sáng tích cực, đến cuối phiên lại ảm đạm đi 1 chút. Các nhóm “hot” gần đây như chứng khoán, sắt thép, bảo hiểm thì hiện vẫn chìm trong sắc đỏ, chỉ cá biệt vài mã nhỏ tăng giá.

10h30: Tín hiệu phục hồi

Dù mới giao dịch hơn phân nửa phiên sáng, nhưng VN-Index đã phục hồi về sát tham chiếu, chỉ còn thấp hơn chừng 3 điểm. Trên hầu khắp các nhóm ngành của sàn HOSE, kể cả những nhóm lớn, đều đã có những mã tăng giá. Tín hiệu phục hồ đang rất rõ, hy vọng sẽ còn tích cực hơn về cuối phiên sáng nay.

Trong các nhóm lớn, dầu khí cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét nhất, với GAS tăng hơn 2%, 1 loạt mã khác tăng như POW, PVD, PCS,… PVI thì đã tăng ngay từ đầu phiên. 2 đại gia phân bón DCM và DPM cũng tăng khá, nhưng có lẽ liên quan đến thông tin của ngành phân bón hơn là giá dầu.

VCB sớm tăng lại chỉ sau vài phút ATO, và cộng thêm BID tăng sau đó, nhưng nhìn chung nhóm ngân hàng vẫn đỏ lòe, ảnh hưởng tiêu cực lên VN30 index.

Nhóm chứng khoán cũng chứng kiến nhiều mã hồi lại, như BSI, FTS, SHS, VND và cả “đại ca” SSI. VDS đã tăng từ ATO, đến giờ vẫn duy trì trạng thái tích cực, tăng hơn 5%.

Nhóm thủy sản đang có nhiều mã tăng giá tích cực trở lại, điển hình như MPC (tăng hơn 7%) hay VHC (tăng hơn 4.5%), hay FMC, ANV, ACL, CMX, IDI… Phải chăng kết quả quý 2 đang sớm phản ánh vào giá cổ phiếu nhóm này, sau khi các cơ quan quản lý và hiệp hội đã công bố thông tin rất tích cực về tình hình ngành trong 5 tháng đầu năm nay? Sáng nay MPC tổ chức đại hội cổ đông, dù Chủ tịch đã đưa ra những quan điêm lo lắng về cước vận tải, có thể khiến công ty không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm, nhưng giá cổ phiếu này không “nghe lời”, vẫn tăng đến hơn 7%.

Nhóm sản xuất điện dù không có mã hồi phục mạnh như POW, nhưng ít nhất cũng chả còn mấy mã giảm giá, trừ NT2 (-0.7%).

Mở cửa ngập màu đỏ, cổ phiếu dược vẫn tăng

Fed không tăng lãi suất, tin tốt vậy nhưng không có nghĩa là chứng khoán không giảm. Đêm qua các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn giảm đồng loạt đó thôi. Ngoài ra, lưu ý hôm nay sàn chứng Việt Nam còn có sự kiện “đáo hạn phái sinh”, và ngay từ sớm, giá cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm quanh 1%.

Đến thời điểm ATO, sàn HOSE chỉ có chừng 40 mã tăng giá, so với hơn 230 mã giảm giá. Hầu hết Large Cap sàn này đều giảm, bao gồm cả ngân hàng, dầu khí, BĐS… Tình hình trên 2 sàn còn lại cũng chả khá hơn là mấy. Cả thị trường ngập trong sắc đỏ ngay từ sớm.

Nhóm VN30 chỉ có 1 mã tăng giá ATO là SBT, còn lại 29 mã giảm giá. Tình cảnh thật không thể tệ hơn cho đầu phiên sáng nay của nhóm này. Tuy nhiên, điều an ủi có lẽ là, mức giảm giá mạnh nhất chưa đến 2,5%, và đa số giảm dưới 1%. Điều này có nghĩa là, vẫn có hy vọng tình hình giao dịch sáng hơn trong những phút tới.

Hôm qua ngành dược tiếp tục gây chú ý với nhiều mã tăng hơn 6%, thậm chí hơn 10% (trên UPCoM) như DDN, VMD, PME, DBT, DP1, NDC, PBC…, thì đến sáng nay, diễn biến có vẻ tiếp tục tích cực, dù mức tăng không còn lớn. Dĩ nhiên khi thị trường đa số chìm trong sắc đỏ, mà nhóm này vẫn có nhiều mã tăng, đã là quá tốt. BIO, DHT, DP3, PMC, OPC… đang là những mã tăng từ sớm.

Sáng sớm nay, trước khi HOSE khớp ATO, HNX-Index đã giảm hơn 1.2%. Đến khi HOSE khớp lệnh, chỉ số chính sàn HNX này hồi 1 chút, chỉ còn giảm 0,7% nhờ có THD, PVI kịp tăng nhẹ. Tuy nhiên, đa số largecap khác, trong đó có nhiều mã ngân hàng và chứng khoán, giảm giá.

Trên các mã ngân hàng lớn, cung đang lớn hơn cầu, nhất là tại CTG, STB, MBB, TCB, VPB… Giá những cổ phiếu này dự kiến giảm 2% trước ATO. Đến thời điểm khớp lệnh, không có gì thay đổi mấy, hầu hết cổ phiếu ngân hàng lớn đều giảm giá từ 1-3%.

Nhóm chứng khoán đang giảm khá mạnh, nhưng riêng VDS lại tăng gần 4.5%, không rõ có phải được cổ đông lớn tiếp tục gom vào hay không.

HVN, VJC sáng nay giảm, trong bối cảnh báo chí đăng tải liên tục 2-3 ngày qua về khó khăn của các doanh nghiệp này, nhất là HVN. Sáng nay có thông tin Bộ KH&ĐT đang soạn thảo nhiều cơ chế cứu ngành hàng không, nhưng có lẽ chưa kịp phản ánh ngay vào giá cổ phiếu.

FILI