English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

15 quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương đạt được thỏa thuận RCEP

Vào 04/11, Trung Quốc và 14 quốc gia khác đã đồng ý các điều khoản của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dự kiến sẽ hình thành khu vực thương mại lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ đã quyết định không tham gia vào phút cuối với lý do thỏa thuận này có thể gây tổn hại cho tầng lớp công nông nghiệp và người tiêu dùng.

Vào 04/11, Trung Quốc và 14 quốc gia khác đã đồng ý các điều khoản của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dự kiến sẽ hình thành khu vực thương mại lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ đã quyết định không tham gia vào phút cuối với lý do thỏa thuận này có thể gây tổn hại cho tầng lớp công nông nghiệp và người tiêu dùng.

 

Các cuộc tham vấn RCEP đã diễn ra trong vài năm nay. Sự trỗi dậy của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và chủ nghĩa bảo hộ đã tạo cho thỏa thuận này động lực mới để liên kết 10 quốc gia ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

 

Sau khi 15 nước đã nhất trí thỏa thuận về vấn đề tiếp cận thị trường và thỏa thuận trên văn bản tại Bangkok, các nước thành viên phát biểu rằng thỏa thuận này sẽ được ký kết vào năm tới.

 

"Trong bối cảnh môi trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng, hoàn tất các cuộc đàm phán RCEP sẽ thể hiện cam kết tập thể của chúng tôi trong môi trường đầu tư và thương mại mở rộng toàn khu vực.", 15 quốc gia tuyên bố.

 

Nếu các vấn đề quan tâm chính đối với Ấn Độ được giải quyết, vẫn có thể tham gia thỏa thuận sau.

 

Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Modi cho rằng lợi ích của người dân Ấn Độ phải được xem xét.

 

"Khi tôi đứng ở góc độ lợi ích của tất cả người dân Ấn Độ để suy xét về RCEP, tôi đã không có được một câu trả lời tích cực", theo một báo cáo của chính phủ, Moody cho biết trong một bài phát biểu tại Bangkok.

 

"Sức mạnh của Gandhi với lương tâm của riêng tôi, đều không cho phép bản thân tôi tham gia RCEP," ông dẫn lời của quốc phu Mahatma Gandhi khi bị chất vất – nguyên tắc là bất cứ lúc nào cũng phải quan tâm đến người dân thuộc tầng lớp thấp nhất của xã hội.

 

Ấn Độ đã lo lắng rằng thỏa thuận này đòi hỏi loại bỏ dần thuế quan, sẽ làm cho cửa thị trường Ấn Độ mở rộng, một nguồn lớn sản phẩm Trung Quốc giá rẻ và sản phẩm nông nghiệp từ Úc và New Zealand sẽ tràn vào Ấn Độ, điều này gây thiệt hại cho các nhà sản xuất địa phương.

 

Ngay cả khi các quốc gia RCEP không bao gồm Ấn Độ chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, nhưng quyết định không tham gia của Ấn Độ có nghĩa là tỷ lệ dân số ở các quốc gia này đã giảm từ khoảng 1/2 xuống dưới 1/3.

 

"Tôi rất vui rằng 15 quốc gia có thể đưa ra quyết định, nhưng tiếc là Ấn Độ không thể tham gia. Bỏ lỡ một cơ hội tốt như vây.", Deborah Elms Đại diện Trung tâm Thương mại châu Á Singapore.

 

Đồng thời, đây là một tin tức thú vị đối với thương mại và châu Á, cô nói, lưu ý rằng Ấn Độ vẫn còn thời gian để tham gia.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng nói rằng bất cứ khi nào Ấn Độ sẵn sang, họ cũng sẽ được chào đón.

 

Bởi vì Hoa Kỳ trong năm nay quyết định gửi đoàn đại biểu cấp thấp đến hội nghị thượng đỉnh, các quan chức của 10 nước trong khu vực, chỉ có ba quốc gia đã tham gia Hội nghị Mỹ - ASEAN.

 

Theo Reuters