English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu đi ngang trước các đợt phong tỏa siết chặt vì Covid-19

Giá dầu gần như đi ngang vào ngày thứ Hai (11/01), khi các đợt phong tỏa siết chặt vì dịch Covid-19 trên thế giới làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu, trong khi đồng USD mạnh hơn cũng gây sức ép lên giá dầu, CNBC đưa tin.

Giá dầu gần như đi ngang vào ngày thứ Hai (11/01), khi các đợt phong tỏa siết chặt vì dịch Covid-19 trên thế giới làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu, trong khi đồng USD mạnh hơn cũng gây sức ép lên giá dầu, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu WTI nhích 1 xu lên 52.25 USD/thùng. Trong khi, hợp đồng dầu Brent mất 33 xu (tương đương 0.6%) còn 55.66 USD/thùng.

“Những lo ngại mới về nhu cầu do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và các lệnh hạn chế đi lại siết chặt, cộng thêm đà tăng của đồng USD, đang tạo ra áp lực bán”, chuyên gia phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank cho biết.

Số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã vượt 90 triệu ca, theo thống kê từ Reuters.

Bất chấp các lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt, Anh đang đối mặt với những tuần tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, và ở Đức, số ca nhiễm vẫn đang gia tăng.

Các nhà chức trách cho biết Trung Quốc đại lục đã chứng kiến số ca nhiễm mỗi ngày cao nhất trong hơn 5 tháng qua, khi số ca nhiễm mới gia tăng ở Hà Bắc, khu vực bao quanh thủ đô Bắc Kinh. Tại Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc và là tâm điểm của đợt bùng phát mới, người dân và các phương tiện bị cấm rời đi, do chính quyền tìm cách ngăn chặn sự lây nhiễm.

Đồng USD mạnh hơn, được hỗ trợ bởi hy vọng nhiều gói kích thích kinh tế hơn sẽ thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng gây sức ép lên giá dầu. Dầu thường được định giá bằng đồng bạc xanh, nên đồng USD mạnh hơn có thể khiến dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

Dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai sau tuần tăng mạnh. Dầu Brent và dầu WTI đều vọt gần 8% trong tuần trước, được hỗ trợ bởi cam kết của Ả-rập Xê-út về cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày trong tháng 02 và tháng 3/2021, như một phần của thỏa thuận cho hầu hết các nhà sản xuất OPEC+ giữ sản lượng ổn định.

Các chuyên gia phân tích cho biết việc cắt giảm của Ả-rập Xê-út dự kiến sẽ khiến thị trường thâm hụt trong phần lớn thời gian năm 2021, ngay cả khi các đợt phong tỏa đang gây ảnh hưởng đến nhu cầu.

FILI