English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Dầu Thô

Dầu giảm 1% khi dữ liệu kinh tế Mỹ yếu và đồng USD mạnh

Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (02/02), khi số đơn đặt hàng nhà máy công nghệ tại Mỹ giảm, trong khi đồng USD mạnh hơn, làm dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (02/02), khi số đơn đặt hàng nhà máy công nghệ tại Mỹ giảm, trong khi đồng USD mạnh hơn, làm dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 86 xu (tương đương 1.04%) xuống 81.98 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 64 xu (tương đương 0.84%) còn 75.77 USD/thùng.

Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, trong khi số đơn đặt hàng mới cho hàng hoá sản xuất của Mỹ tăng mạnh trong tháng 12/2022, số đơn hàng thiết bị công nghiệp và máy móc khác lại giảm.

John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, nhận định: “Điệu đó cho thấy nền kinh tế đang chững lại, đặc biệt là về mặt công nghiệp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xăng dầu”.

Chỉ số đồng USD phục hồi, chạm mức thấp nhất trong 9 tháng vào đầu phiên do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thấp hơn, cũng gây áp lực lên giá dầu. Đồng bạc xanh mạnh hơn làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Fed đã nâng lãi suất mục tiêu thêm 0.25 điểm phần trăm vào đầu tuần nay, nhưng tiếp tục hứa hẹn sẽ “tiếp tục tăng” chi phí đi vay như một phần của cuộc chiến chống lạm phát.

Trong khi lạm phát dường như giảm ở các nền kinh tế lớn, phản ứng của các ngân hàng trung ương và tốc độ mở cửa trở lại sau các lệnh phong toả COVID-19 là điều không chắc chắn.

Giúp kìm hãm đà giảm của giá dầu là lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm tinh chế của Nga, dự kiến có hiệu lực vào ngày 05/02, có khả năng giáng một đòn mạnh vào nguồn cung toàn cầu.

Uỷ ban châu Âu (EC) đã đề xuất hồi tuần trước rằng từ ngày 05/02 EU sẽ áp mức trần giá 100 USD/thùng đối với các sản phẩm dầu cao cấp của Nga như diesel và mức trần 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giảm giá như dầu nhiên liệu.

Trong khi đó, một hội đồng OPEC+ đã tán thành chính sách sản lượng hiện tại của nhóm sản xuất tại cuộc họp hôm thứ Tư (01/02), giữ nguyên thoả thuận cắt giảm sản lượng hồi năm ngoái trong bối cảnh hy vọng nhu cầu tại Trung Quốc tăng và triển vọng bất định đối với nguồn cung của Nga.

An Trần (theo CNBC)

Fili