English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu giảm hơn 1%

Giá dầu quay đầu suy giảm vào ngày thứ Hai (07/12), khi tác động tích cực từ thông tin về vắc-xin ngừa Covid-19 và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ bị lấn át bởi sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 cùng với căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, CNBC đưa tin.

Giá dầu quay đầu suy giảm vào ngày thứ Hai (07/12), khi tác động tích cực từ thông tin về vắc-xin ngừa Covid-19 và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ bị lấn át bởi sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 cùng với căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 46 xu xuống 48.79 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 50 xu (tương đương 1.08%) còn 45.76 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều tăng 2% vào tuần trước sau khi OPEC+, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, đồng ý tăng nhẹ sản lượng từ tháng 01/2021, nhưng tiếp tục cắt giảm phần lớn nguồn cung hiện có.

Giá dầu cũng chịu áp lực sau khi Reuters đưa tin độc quyền rằng Mỹ đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ít nhất một chục quan chức Trung Quốc với cáo buộc vai trò của họ trong việc Bắc Kinh không đủ tư cách bãi nhiệm đối với các nghị sĩ đối lập ở Hồng Kông.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, những quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã liên tục gây sức ép lên thị trường trong những năm gần đây.

Trong khi đó, sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã buộc phải áp đặt hàng loạt các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm các biện pháp mới nghiêm ngặt ở bang California của Mỹ, ở Đức và Hàn Quốc.

OPIS cho biết mức tiêu thụ xăng của Mỹ trong tuần nghỉ Lễ Tạ ơn đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm, khi các biện pháp phong tỏa gây ảnh hưởng đến tiêu thụ nhiên liệu.

Trong khi đó, Iran đã chỉ thị Bộ Dầu mỏ nước này chuẩn bị cơ sở sản xuất và bán dầu thô hết công suất trong vòng 3 tháng, Truyền thông Nhà nước cho biết hôm ngày 06/12.

FILI