English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu suy giảm khi kênh đào Suez nối lại giao thông

Giá dầu suy giảm vào ngày thứ Ba (30/3) khi kênh đào Suez nối lại hoạt động giao thông và đồng USD tăng giá.

Giá dầu suy giảm vào ngày thứ Ba (30/3) khi kênh đào Suez nối lại hoạt động giao thông và đồng USD tăng giá.

Sự tập trung trên thị trường chuyển sang cuộc họp sắp tới của OPEC+, với các nhà phân tích kỳ vọng nhóm này sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung do triển vọng nhu cầu mờ nhạt.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 84 xu (tương đương 1.3%) xuống 64.14 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.01 USD (tương đương 1.6%) còn 60.55 USD/thùng.

Các con tàu đã có thể di chuyển qua kênh đào Suez một ngày sau khi tàu chở container Ever Given nổi lên trở lại, vốn đã chặn ngang lối đi trong gần 1 tuần. Sự tắc nghẽn của 422 con tàu có thể được giải quyết trong 3 ngày rưỡi, chủ tịch cơ quan quản lý kênh đào cho biết.

Đồng USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác và leo lên mức cao nhất trong 1 năm so với đồng Yên Nhật (JPY). Điều này đã gây áp lực lên giá dầu khi đồng USD mạnh hơn có thể khiến dầu thô được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ những đồng tiền khác.

Với lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung đang dịu bớt, thị trường sẽ theo dõi cuộc họp vào ngày 01/4 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+.

Một nguồn tin cho biết vào ngày 29/3 rằng Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng chấp nhận gia hạn cắt giảm sản lượng đến tháng 6/2021 và kéo dài thời gian cắt giảm bổ sung của mình trong bối cảnh các đợt phong tỏa mới nhất vì Covid-19 diễn ra.

JPMorgan tin rằng OPEC+ sẽ chủ yếu thực hiện cắt giảm sản lượng đến tháng 5 và Ả-rập Xê-út sẽ gia hạn cắt giảm tự nguyện thêm 2 tháng nữa cho đến cuối tháng 6.

Rystad Energy cho biết các lệnh phong tỏa mới và các vấn đề về vắc-xin có thể ngăn chặn đà phục hồi của nhu cầu lên tới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Một thách thức trong việc giới hạn nguồn cung toàn cầu là việc Iran xuất khẩu sang Trung Quốc, vốn đã phớt lờ các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc (UN) đối với Tehran.

FILI