English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu tăng hơn 5 USD khi EU đề xuất cấm vận dầu Nga

Giá dầu tăng vọt vào ngày thứ Tư (04/5), khi Liên minh châu Âu (EU), khối thương mại lớn nhất thế giới, đưa ra kế hoạch từng bước loại bỏ nhập khẩu dầu Nga, làm tăng lo ngại về sự thắt chặt thị trường khi các quốc gia này tìm kiếm nguồn cung thích hợp.

Giá dầu tăng vọt vào ngày thứ Tư (04/5), khi Liên minh châu Âu (EU), khối thương mại lớn nhất thế giới, đưa ra kế hoạch từng bước loại bỏ nhập khẩu dầu Nga, làm tăng lo ngại về sự thắt chặt thị trường khi các quốc gia này tìm kiếm nguồn cung thích hợp.

Hợp đồng dầu thô đã tăng ổn định trong 2 tháng qua sau cuộc chiến Nga – Ukraine. Cho đến nay, EU vẫn khá miễn cưỡng trong việc loại bỏ hoàn toàn nhập khẩu dầu khí Nga, và kế hoạch của họ vẫn không đề xuất một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với tất cả thành viên EU.

Châu Âu nhập khẩu khoảng 3.5 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu Nga mỗi ngày, và cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 5.17 USD (tương đương 4.9%) lên 110.14 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 5.40 USD (tương đương 5.3%) lên 107.81 USD/thùng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen, vào ngày thứ Tư đã đề xuất một lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu Nga, cũng như lệnh trừng phạt các ngân hàng hàng đầu của Nga.

Các biện pháp của Ủy ban bao gồm loại bỏ dần nguồn cung dầu thô Nga trong vòng 6 tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022, bà von der Leyen cho hay. Bà cũng cam kết sẽ giảm thiểu tác động của động thái này đối với nền kinh tế châu Âu.

Tuy nhiên, Hungary và Slovakia sẽ có thể tiếp tục mua dầu thô của Nga cho đến cuối năm 2023 theo các hợp đồng hiện có, Reuters đưa tin.

Nga có thể bù đắp sự mất mát của một trong những khách hàng chính của mình bằng cách bán dầu cho các nhà nhập khẩu khác bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc. Không có quốc gia nào trong số này ngừng mua hàng từ Moscow.

Sự cần thiết đưa ra nguồn cung lớn hơn có thể không được đáp ứng tại cuộc họp ngày 05/5 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. OPEC+ được dự báo sẽ bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng hàng tháng.

Tại Mỹ, dự trữ dầu thô tăng nhẹ trong tuần trước, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng 1.2 triệu thùng khi Mỹ giải phóng nguồn cung từ kho dự trữ chiến lược.

Dự trữ nhiên liệu giảm, một phần do xuất khẩu các sản phẩm mạnh hơn kể từ cuộc chiến Nga – Ukraine khi người mua tìm kiếm các nguồn cung cấp khác.

FILI