English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Hàng hoá

Dầu tăng khi dự trữ tại Mỹ giảm

Dầu giữ ổn định vào ngày thứ Tư (30/12), khi gói viện trợ tài khóa và đà sụt giảm dự trữ dầu thô tại Mỹ hỗ trợ giá dầu, CNBC đưa tin.

Dầu giữ ổn định vào ngày thứ Tư (30/12), khi gói viện trợ tài khóa và đà sụt giảm dự trữ dầu thô tại Mỹ hỗ trợ giá dầu, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 0.49% lên 51.34 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 0.83% lên 48.40 USD/thùng.

“Giá dầu vẫn được hỗ trợ bởi đà suy yếu của đồng USD và cuối cùng tìm thấy người bạn trong báo cáo dự trữ dầu thô của Viện Xăng dầu Mỹ (API)”, Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Axi, nhận định.

Vào ngày 29/12, dữ liệu từ API cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 4.8 triệu thùng trong tuần trước xuống còn 492.9 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự báo mất 2.6 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Đồng USD đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm khi nhà đầu tư xem xét sự trì hoãn trong các khoản thanh toán kích thích của Mỹ và duy trì dự báo rằng khả năng viện trợ tài chính bổ sung vẫn còn.

Hạ viện Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu để đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tăng các khoản viện trợ trực tiếp lên 2,000 USD cho người dân Mỹ đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Cổ phiếu châu Á nhuốm sắc đỏ khi nhà đầu tư đổ tiền mặt vào đà leo dốc gần đây, trong khi đồng Euro chạm mức cao chưa từng thấy trong hơn 2 năm rưỡi nhờ hy vọng kinh tế toàn cầu dần phục hồi.

Giá dầu có thể tăng mạnh khi các chương trình vắc-xin trên thế giới bắt đầu vào năm tới, cho phép các quốc gia nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại và hoạt động kinh doanh.

Trong ngắn hạn, lo ngại về các biện pháp phong tỏa vì dịch Covid-19 vẫn có thể kìm hãm đà tăng của dầu.

Một biến thể mới virus Covid-19 ở Anh đã dẫn đến việc áp đặt lại các yêu cầu hạn chế đi lại, đánh vào nhu cầu trong ngắn hạn và gây sức ép lên giá dầu, trong khi số ca nhiễm mới và nhập viện vì Covid-19 đều tăng vọt ở các khu vực châu Âu và châu Phi.

Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trong những năm tới có thể vẫn giảm ngay cả sau đại dịch Covid-19 khi các quốc gia tìm cách hạn chế khí thải để làm chậm biến đổi khí hậu.

Cuộc họp vào ngày 04/01/2021 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, cũng bắt đầu thu hút chú ý của thị trường.

OPEC+ dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 500,000 thùng/ngày vào tháng 01/2021 và Nga ủng hộ mức tăng khác tương tự vào tháng 02/2021.

FILI