English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

Deutsche Bank là ngân hàng lớn đầu tiên dự báo về suy thoái tại Mỹ

Cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ bắt đầu vào cuối năm tới, Deutsche Bank (NYSE:DB) cảnh báo hôm thứ Ba, theo CNN Business.

Deutsche Bank là ngân hàng lớn đầu tiên dự báo về suy thoái tại Mỹ© Reuters.

Theo Ngoc Huyen

Cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ bắt đầu vào cuối năm tới, Deutsche Bank (NYSE:DB) cảnh báo hôm thứ Ba, theo CNN Business.

Dự báo suy thoái - dự báo đầu tiên từ một ngân hàng lớn - phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng rằng Fed sẽ tác động mạnh vào nền kinh tế đến mức vô tình chấm dứt sự phục hồi chỉ mới bắt đầu hai năm trước.

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank dẫn đầu bởi Matthew Luzzetti viết trong báo cáo: "Chúng tôi không còn thấy Fed đạt được “hạ cánh mềm”(giảm lạm phát nhưng không gây suy thoái) nữa. Thay vào đó, chúng tôi dự đoán rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ đẩy nền kinh tế vào bờ vực suy thoái".

Dự báo đó được hỗ trợ bởi lạm phát phi mã, với giá tiêu dùng tăng cùng tốc độ nhanh nhất trong 40 năm. Kỳ vọng về việc lạm phát sẽ nhanh chóng hạ nhiệt đã bị dập tắt, một phần là do cuộc chiến ở Ukraine.

Áp lực lạm phát ngày càng lan rộng, làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ phải nhanh chóng tăng lãi suất để kiểm soát giá cả. Deutsche Bank chỉ ra giá năng lượng và thực phẩm đã tăng vọt như thế nào kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank viết: “Rõ ràng là sự ổn định giá cả... chỉ có thể đạt được thông qua lập trường thắt chặt tiền tệ, làm giảm nhu cầu một cách có khéo léo”.

Nói cách khác, Fed không thể chỉ bóp phanh đà phục hồi của nền kinh tế. Điều họ cần làm là làm chậm nền kinh tế.

Thống đốc Fed, Lael Brainard cho biết hôm thứ Ba, Fed sẽ cần "nhanh chóng" thắc chặt bảng cân đối kế toán và "khéo léo" trong việc tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát. Brainard nói trong một bài phát biểu: “Điều quan trọng nhất vẫn là làm giảm lạm phát".

Suy thoái 'nhẹ' và tỷ lệ thất nghiệp 5%

Mặc dù Deutsche Bank cảnh báo rằng có một "sự không chắc chắn đáng kể" liên quan đến thời gian và quy mô chính xác của cuộc suy thoái, nhưng ngân hàng này hiện đang cho rằng nền kinh tế Mỹ nên thắt chặt trong quý cuối cùng của năm tới và quý đầu tiên của năm 2024, "phù hợp thời gian có thể diễn ra suy thoái".

Tin tốt là Deutsche Bank không cho rằng sẽ có một cuộc suy thoái nặng nề và đau đớn như hai lần suy thoái vừa qua.

Thay vào đó, ngân hàng dự kiến một "cuộc suy thoái nhẹ", với tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh trên 5% vào năm 2024. Điều đó sẽ dẫn đến việc sa thải đáng kể. Trong thời kỳ Đại suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh cao hơn nhiều là 14,7% vào năm 2020 và 10% vào năm 2009.

Deutsche Bank cho biết cuộc suy thoái sắp tới sẽ làm cho lạm phát quay trở lại mục tiêu của Fed vào cuối năm 2024, “với tỷ lệ thất nghiệp giảm chậm sau đỉnh, lạm phát sẽ tiếp tục ở mức vừa phải, giảm xuống mức mục tiêu 2% của Fed vào năm 2025”.

Dimon cho rằng nền kinh tế sẽ chậm lại và “có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn”

Những chuyên gia gần đây đã cảnh báo về khả năng suy thoái ngày càng tăng, mặc dù hầu như họ cho rằng sẽ không có một cuộc suy thoái nặng nề.

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's Analytics nói với CNN cuối tháng trước rằng có ít nhất một phần ba khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới.“Rủi ro suy thoái cao một cách đáng lo - và đang tăng cao hơn,” Zandi nói.

Goldman Sachs (NYSE:GS) cũng cho ý kiến tương tự, với rủi ro suy thoái đã lên tới 35%.

“Cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt Nga sẽ khiến nền kinh tế chậm lại - và diễn biến có thể còn tồi tệ hơn nữa” Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon viết trong lá thư gửi cổ đông thường niên hôm thứ Hai. Ông gợi nhớ lại 1973 khi giá năng lượng tăng phi mã đã đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái.

Mặt khác, trong một bài phát biểu vào tháng trước, Chủ tịch Jerome Powell nói rằng đã có những trường hợp trong quá khứ mà Fed có thể đạt được một “hạ cánh mềm”: Chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất mà không gây ra suy thoái. Powell lấy các năm 1965, 1984 và 1994 làm ví dụ.

Tuy nhiên, người đứng đầu Fed cũng thừa nhận rằng không có gì đảm bảo rằng lịch sử sẽ lặp lại trong điều kiện hiện tại.

Powell nói, "Không ai kỳ vọng rằng việc hạ cánh mềm sẽ dễ dàng trong bối cảnh hiện tại. Có rất ít điều mà ta có thể chắc chắn trong bối cảnh hiện tại”.