Giá dầu đi ngang trước thềm cuộc gặp thương mại Mỹ - Trung
Giá dầu gần như không biến động vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu, sau khi tăng mạnh hơn 3% trong phiên liền trước, khi thị trường phản ứng tích cực trước dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu – Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời, thỏa thuận thương mại “đột phá” giữa Mỹ và Anh cũng góp phần củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Tính đến 01:21 GMT, dầu Brent tăng nhẹ 7 cent, tương đương 0,1%, lên 62,91 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ cũng nhích 7 cent, đạt 59,98 USD/thùng. Trước đó vào thứ Năm, Brent đã tăng 2,8% (tương đương 1,72 USD) còn WTI tăng 3,2% (tương đương 1,84 USD).
Thị trường đang hướng sự chú ý tới cuộc gặp vào ngày 10/5 tại Thụy Sĩ giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Phó Thủ tướng Trung Quốc He Lifeng, nhằm tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp thương mại đang gây cản trở đà tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Ở một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tuyên bố một bước tiến mới trong quan hệ thương mại song phương. Anh sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ từ 5,1% xuống 1,8%, trong khi Mỹ giảm thuế đối với ô tô Anh nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế 10% với phần lớn hàng hóa khác.
Trong khi đó, OPEC+ đang lên kế hoạch tăng sản lượng – yếu tố có thể gây áp lực giảm giá dầu. Theo một khảo sát của Reuters, tổng sản lượng dầu của OPEC giảm nhẹ trong tháng 4 do sản lượng tại Libya, Venezuela và Iraq giảm nhiều hơn mức tăng theo kế hoạch.
Ngoài ra, việc Mỹ thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Iran cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu. Reuters đưa tin, hai nhà máy lọc dầu nhỏ của Trung Quốc bị trừng phạt vì mua dầu từ Iran hiện gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dầu thô và phải bán hàng dưới tên gọi khác để tránh bị phát hiện.
Giá dầu đi ngang trước thềm cuộc gặp thương mại Mỹ - Trung
Giá dầu gần như không biến động vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu, sau khi tăng mạnh hơn 3% trong phiên liền trước, khi thị trường phản ứng tích cực trước dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu – Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời, thỏa thuận thương mại “đột phá” giữa Mỹ và Anh cũng góp phần củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Tính đến 01:21 GMT, dầu Brent tăng nhẹ 7 cent, tương đương 0,1%, lên 62,91 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ cũng nhích 7 cent, đạt 59,98 USD/thùng. Trước đó vào thứ Năm, Brent đã tăng 2,8% (tương đương 1,72 USD) còn WTI tăng 3,2% (tương đương 1,84 USD).
Thị trường đang hướng sự chú ý tới cuộc gặp vào ngày 10/5 tại Thụy Sĩ giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Phó Thủ tướng Trung Quốc He Lifeng, nhằm tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp thương mại đang gây cản trở đà tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Ở một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tuyên bố một bước tiến mới trong quan hệ thương mại song phương. Anh sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ từ 5,1% xuống 1,8%, trong khi Mỹ giảm thuế đối với ô tô Anh nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế 10% với phần lớn hàng hóa khác.
Trong khi đó, OPEC+ đang lên kế hoạch tăng sản lượng – yếu tố có thể gây áp lực giảm giá dầu. Theo một khảo sát của Reuters, tổng sản lượng dầu của OPEC giảm nhẹ trong tháng 4 do sản lượng tại Libya, Venezuela và Iraq giảm nhiều hơn mức tăng theo kế hoạch.
Ngoài ra, việc Mỹ thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Iran cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu. Reuters đưa tin, hai nhà máy lọc dầu nhỏ của Trung Quốc bị trừng phạt vì mua dầu từ Iran hiện gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dầu thô và phải bán hàng dưới tên gọi khác để tránh bị phát hiện.