English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Chứng Khoán

Giờ “G” ngày 15.12 về thỏa thuận thương mại sắp đến, các chuyên gia nói gì?

Mutto: Nếu Mỹ - Trung không tìm được tiếng nói chung ngày 15.12 sắp tới, 156 tỉ USD hàng hóa có thể bị áp thuế 15%.

Mutto: Nếu Mỹ - Trung không tìm được tiếng nói chung ngày 15.12 sắp tới, 156 tỉ USD hàng hóa có thể bị áp thuế 15%.

Sapo: Trong quá trình đàm phán, Mỹ lẫn Trung Quốc đều thể hiện quan điểm và thái độ có phần đối lập nhau.Trong khi Hoa Kỳ trông đợi 1 thỏa thuận tổng thể đáp ứng tất cả yêu cầu trong giai đoạn 1, thì Trung Quốc lại xem việc dở bõ tất cả các mức thuế hiện tại là điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận. Song, mọi thứ có thể nhìn nhận 1 cách lạc quan hơn khi trong thực tế cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều cần một “thỏa thuận giai đoạn, mang tính từng bước” vì các lý do nội bộ. Mức thuế suất 15% có lẻ là điều mà nhà đầu tư có thể phần nào “thả lỏng” trong bối cảnh hiện tại.  

“Xác suất hơn 50 – 50” về việc ký kết

Theo dự kiến, hạn chót thuế quan tiếp theo của “thương chiến Mỹ - Trung” là ngày 15.12. Theo đó, nếu không có gì thay đổi, 156 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ bị đánh thuế bổ sung thêm 15%.

Danh sách bị đánh thuế được gọi tắt là “Danh sách 4B”, gồm các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi, đồ trang trí, quần áo…Việc áp thuế sẽ gây ra viễn cảnh người tiêu dùng Mỹ phải chi tiêu nhiều hơn hẳn, đặc biệt là khi mùa giáng sinh đang đến gần.

Trước đó, ngày 11.10 tại Washington, Tổng thống Donald Trump đã công bố thỏa thuận nguyên tắc giai đoạn 1, sau cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc. Các vấn đề trọng điểm được đề cập gồm có việc Trung Quốc cam kết mua mạnh hàng nông sản Mỹ, mở cửa dịch vụ tài chính, sở hữu trí tuệ…; nhưng quan trọng nhất là thỏa thuận này tạo ra cơ hội để Mỹ - Trung ký kết “một thỏa thuận tạm thời”, nhằm tránh việc áp thuế thêm 15% vào 156 tỉ USD hàng hóa.

Bất chấp những khó khăn, bất đồng trong đàm phán giữa 2 bên, đặc biệt khi vấn đề Hồng Kông ngày càng khó kiểm soát, kịch bản các nhà hoạch định kinh tế Mỹ và Trung Quốc “đặt bút” ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 là có thể xảy ra, theo ý kiến các chuyên gia hàng đầu về địa chính trị.

“Xác suất hơn 50 – 50 là chúng ta sẽ có được 1 thỏa thuận “giai đoạn 1, từng phần”, phần lớn bởi vì cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều cần điều đó cho những vấn đề nội bộ”, Stephen Roach, giáo sư kỳ cựu tại đại học Yale, nêu quan điểm với CNBC tại chương trình “Squawk Box”.

Trong thực tế, Chính phủ Mỹ hiện đang đối diện với những “căng thẳng” lập pháp nhất định, khi Hạ viện Mỹ đang trong quy trình luận tội Tổng thống Mỹ về các vấn đề liên quan đến viện trợ và Ukraine. Đây là 1 thời khắc quan trọng với các nhà lãnh đạo Mỹ, đặc biệt khi cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang đến gần. Theo Hiến pháp Mỹ, quyết định luận tội của Hạ viện có ảnh hưởng lớn về chính trị và xã hội, dù gần như không có tác động gì về mặt pháp lý với đối tượng bị luận tội.


Về phần Trung Quốc, căng thẳng thương mại khiến lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu các các nhà sản xuất Trung Quốc và nền kinh tế nói chung. “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm hiện là 6,2% trong quý II năm nay”, theo báo cáo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Con số tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm qua. Điều này gây áp lực không nhỏ đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi cần ổn định tâm lý thị trường.

“Nhưng đừng vội mừng, thỏa thuận giai đoạn 1, như cách chúng ta định hướng để hiểu, chỉ là một thỏa thuận tạm thời”, Roach đưa quan điểm. “Đây đơn thuần chỉ là 1 giải pháp chính trị. Theo chuyên gia địa chính trị của đại học hàng đầu Mỹ, thỏa thuận này sẽ khó lòng giải quyết các vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Dù giai đoạn 1 có được ký kết hay không, việc hoãn thuế hay giảm mức thuế 15% là điều có thể xảy ra, đặc biệt trước kỳ nghỉ lễ Noel cuối năm.

Khi đề cập đến tác động của việc tăng thuế, bà Su Trinh, Giám đốc Chiến lược Vĩ mô Toàn cầu của Manulife Investment Management tại Hong Kong, bình luận: “đây sẽ là cú sốc khổng lồ với thị trường”. Theo đó, mặt bằng các sản phẩm sẽ biến động, bao gồm cả cây thông và đèn trang trí trong mùa Noel, ảnh hưởng lớn đến túi tiền người tiêu dùng Mỹ.

Về chứng khoán, thị trường cũng sẽ chao đảo mạnh. Theo Chris Weston - Giám đốc Nghiên cứu Pepperstone Group cũng cho rằng đây sẽ là "một ngày điên cuồng". Chỉ số S&P 500 có thể mất 2%. Các loại tiền tệ như nhân dân tệ, đôla Australia và won Hàn Quốc sẽ biến động. Tất cả đều đó có thể khiến Trump bị nhìn nhận như là “kẻ đánh cắp Giáng sinh” của người dân Mỹ, và ẩn ước đâu đó sẽ ảnh hưởng đến thiện cảm cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Theo GS-TS Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management, Tổng thống Trump có động cơ trong việc hoãn đánh thuế 15% vào ngày 15.12, vì việc tăng thuế sẽ “ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ và do đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào năm 2020”.


Dù thỏa thuận giai đoạn 1 có được ký hay không, vấn đề thuế suất dường như không cấp thiết lắm, khi mọi thứ đều đã được để ngỏ. Phải có một lý do thực sự nào đó mới có thể khiến Mỹ trì hoãn kế hoạch này. Nếu là lý do cần thêm một chút thời gian để đàm phán, chúng tôi có thể hoãn lại. Tiến trình đàm phán đã thực sự có tiến triển, đủ để Tổng thống Donald Trump phải đánh giá đúng tình hình vì chúng ta gần tới thời điểm áp thuế”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, trao đổivới CNBC, ngày 03.12.

 “Chúng tôi cần một thỏa thuận tổng thể đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cho giai đoạn một,” ông Ross nói và cho biết mua hàng nông sản sẽ là một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận, trong khi các vấn đề cải cách hệ thống của Trung Quốc sẽ được đẩy sang giai đoạn sau.

Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 30/11 đưa tin hôm rằng Bắc Kinh muốn nhiều hơn là chỉ hủy bỏ thuế quan trong tương lai và xem việc dở bõ tất cả các mức thuế hiện hành là điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận.Theo giới chuyên gia dự đoán, mức thuế 25% mà Mỹ vừa đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến một gia đình bình thường ở nước này phải chi thêm 831 USD mỗi năm. Qua đó, khiến giá cả tăng cao và hiệu quả kinh tế sụt giảm.

Theo Vũ Quỳnh