English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

Goldman Sachs: Giá hàng hoá sẽ tăng 43% trong năm 2023 vì thiếu cung

Hàng hoá sẽ một lần nữa trở thành loại tài sản có hiệu quả tốt nhất trong năm 2023, mang lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận hơn 40%, theo Goldman Sachs Group Inc.

Hàng hoá sẽ một lần nữa trở thành loại tài sản có hiệu quả tốt nhất trong năm 2023, mang lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận hơn 40%, theo Goldman Sachs Group Inc.

Ngân hàng này dự đoán rằng quý đầu tiên của năm 2023, thị trường hàng hoá có thể gặp chút “gập ghềnh” do kinh tế Mỹ và Trung Quốc suy yếu, song việc khan hiếm nhiều nguyên liệu thô từ dầu mỏ đến khí đốt tự nhiên, kim loại sẽ thúc đẩy giá hàng hoá sau đó.

Cuối năm 2020, Goldman Sachs từng dự đoán về một siêu chu kỳ hàng hoá kéo dài nhiều năm. Ngân hàng này đến nay vẫn giữ nguyên quan điểm trên dù giá năng lượng đang có xu hướng giảm trong những tháng gần đây do chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero Covid và sự trì trệ của kinh tế thế giới kìm hãm nhu cầu tiêu thụ.

Trong báo cáo công bố ngày 14/12, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs viết: “Mặc dù giá nhiều loại hàng hoá đã tăng gần hai lần so với cùng kỳ năm ngoái tính đến tháng 05/2022, nhưng chi phí vốn trên toàn bộ ngành hàng hoá vẫn ở mức thất vọng. Đây là tiết lộ quan trọng nhất của năm 2022: việc giá hàng hoá cao bất thường vào đầu năm nay cũng không thể tạo động lực để doanh nghiệp chi tiêu vốn đủ lớn vào ngành này, do đó, nguồn cung cũng sẽ không đủ để giải quyết tình trạng thiếu hụt về dài hạn”.

Ngân hàng kỳ vọng Chỉ số S&P GSCI Total Return, một thước đo hàng đầu về biến động giá cả hàng hoá, sẽ tăng 43% trong năm 2023. Mức tăng đó sẽ cộng với mức tăng 24% tính đến thời điểm hiện tại của năm 2022. Ngược lại, chứng khoán Mỹ sẽ giảm khoảng 16%, và trái phiếu chính phủ cũng sẽ giảm.

Goldman Sachs không phải là đơn vị duy nhất lạc quan về thị trường hàng hoá. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cho rằng việc thiếu hoạt động thăm dò các mỏ dầu mới cũng như đầu tư vào mỏ khoáng sản sẽ khiến dự trữ hàng hoá cạn kiệt và nguồn cung trên thị trường trở nên hạn chế. 15 quỹ phòng hộ hàng đầu tập trung vào thị trường hàng hoá đã tăng tài sản của họ thêm 50% trong năm nay lên 20.7 tỷ USD, theo dữ liệu sơ bộ từ Bridge Alternative Investments Inc.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Nếu không có đủ vốn đầu tư để tạo ra khả năng cung ứng dự phòng, thị trường hàng hóa sẽ vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng thiếu hụt trong thời gian dài, giá sẽ cao hơn và dễ biến động hơn”.

Ngân hàng dự báo dầu thô Brent sẽ tăng lên 105 USD/ thùng trong quý 4/2023, tăng từ mức 82 USD hiện nay. Giá ​​đồng cũng sẽ vọt lên 10,050 USD/tấn từ khoảng 8,400 USD hiện tại. Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại châu Á sẽ tăng từ 33 USD/ mBtu lên 53.1 USD.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác tỏ ra hoài nghi và cho rằng các nền kinh tế đang quá mong manh để có thể chịu đựng được một đợt tăng giá hàng hóa khác.

Các nhà phân tích của Citigroup Inc., nói: “Tình thế có thể đang thay đổi. Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là mối đe dọa đối với một loại tài sản đã trải qua thời kỳ phục hồi trong hai năm qua”.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

Fili