English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tin Thị Trường

S&P 500 giảm 6 phiên liên tiếp, xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2020

Chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Tư (12/10), ghi nhận 6 phiên lao dốc liên tiếp và khép phiên ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo tiêu dùng quan trọng sẽ mang đến thông tin về tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai.

Chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Tư (12/10), ghi nhận 6 phiên lao dốc liên tiếp và khép phiên ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo tiêu dùng quan trọng sẽ mang đến thông tin về tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones lùi 28.34 điểm (tương đương 0.10%) xuống 29,210.85 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.33% còn 3,577.03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.09% xuống 10,417.10 điểm.

Vào đầu phiên, chứng khoán Mỹ khởi sắc và lợi suất trái phiếu giảm sau khi biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố vào buổi chiều. Biên bản họp của Fed cho thấy ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất và giữ chúng ở mức cao cho đến khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.

Một nhận định trong biên bản cuộc họp dẫn đến sự lạc quan rằng Fed có thể làm chậm chiến dịch thắt chặt hoặc thậm chí rút lại lập trường nếu có thêm bất ổn trên thị trường tài chính.

Biên bản nêu rõ: “Một số người tham gia lưu ý rằng, đặc biết là trong môi trường kinh tế và tài chính toàn cầu bất định cao như hiện nay, điều quan trọng là phải điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách hơn nữa với mục đích giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đáng kể đến triển vọng kinh tế”.

Chứng khoán Mỹ liên tục trồi sụt khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 của Mỹ, một thước đo giá bán buôn theo nhu cầu cuối cùng, cao hơn kỳ vọng. Chỉ số này đã tăng 0.4% trong tháng 9, cao hơn dự báo tăng 0.2%, theo Dow Jones.

PPI là một trong những thước đo lạm phát mà các nhà đầu tư đang theo dõi cùng với Fed. Nếu lạm phát vẫn ở mức cao, ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay để kiểm soát tình hình. Điều đó có nghĩa là lãi suất sẽ tiếp tục tăng và có thể ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến của thị trường, qua đó gây áp lực lên chứng khoán Mỹ.

Nhà đầu tư sẽ có thêm dữ liệu lạm phát quan trọng hơn vào ngày thứ Năm (13/10). Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ là thước đo sự thay đổi giá trong một rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thông thường.

Mike Loewengart, Trưởng bộ phận xây dựng danh mục đầu tư mô hình tại Văn phòng đầu tư toàn cầu Morgan Stanley, nhận định: “Lạm phát vẫn tăng nên không có gì ngạc nhiên khi thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng. Hãy nhớ rằng mức tăng vẫn thấp hơn mức mà chúng ta đã thấy liên tục nhiều tháng qua vào đầu năm nay”.

FILI