Có một nghịch lý khá buồn cười trong giao dịch Forex, đó là có tâm lý cắt lời rất sớm kể cả khi chưa đạt tới TP và sẽ gồng lỗ với lệnh đang âm với kì vọng giá sẽ về điểm vào lệnh. Điều này xảy ra với phần lớn các trader đang giao dịch Forex. Cũng giống như ngoài cuộc sống, có khi bạn là một người rất thông minh nhưng trong giao dịch thì lại luôn có những quyết định sai lầm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta luôn hay động như vậy. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết.
Trong cuộc sống, vì con người đã tích lũy đủ nhận thức, họ hoàn toàn có thể nắm bắt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích khi đưa ra quyết định, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm với bản thân và có lợi nhất; còn khi đầu tư, do sự yếu đuối của con người. Trong thị trường giao dịch, các hành vi sai lệch khác nhau sẽ xuất hiện và các quyết định đầu tư sai lầm sẽ được đưa ra.
Có thể bạn cũng từng nghi ngờ chính mình, tại sao bạn luôn chốt lời sớm hơn TP với các giao dịch có lãi, nhưng lại quyết tâm giữ lệnh đỏ khi thua lỗ? Có thể bạn cũng đã từng có lúc như vậy: ngay cả khi giá đang phát triển theo hướng có lợi cho bạn, nhưng trước khi nó chạm đến vị trí chốt lời, thì sự cảnh giác và ham muốn quá mức của bạn đang buộc bạn phải rời thị trường sớm.
Có nhiều yếu tố tâm lý dẫn tới điều này, ví dụ như cảm xúc, lịch sử giao dịch hoặc kinh nghiệm của bạn. Bạn có thể bắt gặp tâm lý này mỗi khi bạn thực hiện một giao dịch có lãi.
Ngay cả khi bạn cảm thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho mọi giao dịch, bạn vẫn không thể kiềm chế sự vội vàng để kiếm lợi nhuận và chốt lời sớm Có một câu nói: “Xanh bỏ, đỏ giữ” ý chỉ hành động chốt lời sớm và cắt lỗ muộn. Vậy phải chăng chỉ có yếu tố tâm lý dẫn tới hành vi này chăng? Còn yếu tố nào khác tác động lên chúng ta không?
Từ quan điểm sinh học, chúng ta không được sinh ra để trở thành trader, bộ não của chúng ta không được xây dựng để thành công trong giao dịch. Đây là yếu tố sinh học khiến nhiều trader thất bại. Một tư duy giao dịch thành công cần hàng triệu năm tiến hóa. Cấu trúc sinh học của bộ não khiến giao dịch trở nên khó khăn. Bộ não của chúng ta đã phát triển để thích nghi hoàn hảo với môi trường xung quanh chúng ta. Cấu trúc não nguyên thủy (cơ bản) của con người là “não bò sát”). Theo đó, bộ não bò sát được coi là cấu trúc tổ tiên điều chỉnh các chức năng quan trọng của chúng ta và các hành vi bản năng nhất liên quan đến sự sống còn của cá thể.
Đó là một cơ chế rất thông minh của bộ não và trong một tình huống khẩn cấp (chẳng hạn như bạn đang đối đầu với một con sư tử đói), cơ chế của não này sẽ nhanh chóng báo hiệu cho cơ thể chạy trốn. Đây là phản ứng sinh lý bản năng “chiến đấu hay bỏ chạy” của chúng ta.
Cần nhớ một điều là thời gian phản ứng của hệ thống sinh lý này chưa đến 1 giây, nó sẽ nhanh chóng huy động các tế bào và hormone của toàn cơ thể để quyết định chiến đấu đến chết hay chạy trốn. Hệ thống sinh học này nắm quyền kiểm soát cơ thể bạn ngay lập tức, kiểm soát cảm xúc, nỗi sợ hãi và suy nghĩ của bạn.
Thật không may, nó cũng khiến chúng ta đưa ra quyết định nhanh chóng và bốc đồng trong 99% giao dịch của mình. Tệ hơn nữa, có một phần khác trong bộ não của chúng ta cũng cản trở các quyết định giao dịch. Phần này được gọi là Amygdala, “Hạch hạnh nhân” của não. Hạch hạnh nhân kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy mà không cần chúng ta chủ động. Khi phần não cảm nhận được nguy hiểm, nó sẽ báo hiệu cho não bơm các hormone gây căng thẳng, chuẩn bị cho cơ thể chiến đấu để sinh tồn hoặc chạy trốn đến nơi an toàn.
Các giao dịch đang có lãi cũng tiềm ẩn “nguy cơ” thua lỗ, do đó, bộ não của bạn sẽ tự động phát ra phản ứng căng thẳng, khiến suy nghĩ và cảm xúc của bạn liên tục bị thao túng, lúc này cảm giác lo sợ thị trường đảo chiều và gây ra thua lỗ sẽ lấn át lí trí của bạn và bộ não đưa ra quyết định tự động thay bạn là đóng lệnh giao dịch để bảo toàn lợi nhuận.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều trader không thể kiếm được lợi nhuận ổn định. Trong quá trình giao dịch, bạn không ngừng chiến đấu với bộ não của mình, cố gắng tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Có thể bạn đang có một tín hiệu Forex chất lượng, có nhiều dấu hiệu ủng hộ và khẳng định quyết định của bạn là đúng, nhưng nếu có tín hiệu đe dọa tiêu cực, bộ não sẽ trở nên “hoảng sợ”. Bạn không thể không lo lắng rằng giao dịch cuối cùng sẽ dẫn đến thua lỗ, vì vậy bạn sợ hãi, thỏa hiệp và nhanh chóng rời khỏi thị trường.
Nguồn Traderviet
Hồi đáp