English en Chinese zh Thai th Indonesian id Malay ms Khmer km Burmese my Tiếng Việt vi

Tỉnh táo với những “cú lừa” trên thị trường tiền điện tử

Đăng vào Lượt xem: 119 Nghe bài viết

Chào các Chiến hữu!

Thị trường tiền điện tử đang nhộn nhịp trở lại sau thời gian đen tối khi Bitcoin đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 28.500 USD và đang hướng tới mục tiêu tiếp theo là 30.000 USD sau gần 1 tuần có dấu hiệu điều chỉnh nhẹ. 

Khi niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu phục hồi lại, các dự án làm ăn chân chính sẽ bắt đầu tung ra các thông tin tốt sau thời gian nghiên cứu, phát triển công nghệ trong mùa downtrend nhằm mục đích đẩy giá các đồng token. Đó cũng là cơ hội cho những kẻ lừa đảo tung ra nhiều chiêu trò để “dắt mũi” giới đầu tư nhằm trục lợi và chiếm đoạt tài sản. Nhưng đó là những tay chơi non trẻ, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và tham lam khi tham gia thị trường. Hy vọng, các bạn sẽ không phải là một trong số họ. Hãy giữ cái đầu lạnh để giao dịch. 

Bản thân tôi khi mới bước chân vào thị trường cũng vậy, được ông anh “mở đường dẫn lối” khi giới thiệu tham gia mua đồng token OCB của dự án OCB LIFE. Nghe ông anh giới thiệu đây là dự án chắc ăn 100%, nếu thua sẽ bù…Tối nào cũng vào nghe zoom, nghe các anh chém gió thật là hay và cảm thấy kiếm tiền thật là dễ nên tôi đã quyết định đầu tư một số vốn không nhỏ vào dự án này từ giai đoạn ICO với giá 0.1 USD/token. Sau đó dự án cũng được lên sàn coinbene (một sàn bé tẹo của Trung Quốc) với giá 1 USD/token. Do được FOMO từ trước nên khi lên sàn nó được đẩy giá khá nhanh trong thời gian ngắn, ATH lên đến 5 USD sau đó xuống dốc không phanh, đến thời điểm này nó đã chính thức thành đồng token rác. Ái om là tôi mua ở giai đoạn ICO nên không có token để bán nên đến thời điểm này thì xác định là mất trắng. Trong dự án này tôi chỉ là 1 nạn nhân rất nhỏ, một số anh chị với lòng tham vô đáy đã cầm cả sổ đỏ, xe để đầu tư dẫn đến nhiều kết cục cực kỳ bi thương.

 

Một số hình thức lừa đảo phổ biến:

Các dự án ICO: Đây là hình thức là đảo phổ biến nhất bằng cách gọi vốn nhà đầu tư từ giai đoạn mới hình thành. Nếu xác định đầu tư vào những dự án này, bạn phải kiểm tra thật kỹ thông tin trước khi xuống tiền. 

Quảng cáo lừa đảo: Họ sẽ chạy quảng cáo trên Google Ads cho các sàn giao dịch giả mạo hoặc thêm các URL dẫn link đễn các trang web lừa đảo,…

Sao chép các trang web của sàn giao dịch nổi tiếng: Bản sao chép chính xác của các dự án hợp pháp, thường là các sàn giao dịch hoặc các trang web ICO, được sử dụng để ăn cắp tiền và thông tin cá nhân. Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho nó trông giống như thật. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”, v.v.

Giả mạo Email: Còn được gọi là phishing, email giả mạo có thể chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo nơi họ cố gắng lấy cắp tiền và thông tin cá nhân.

Giả mạo các team support: Những nhóm này giả danh là nhóm hỗ trợ của một dự án hoặc một sàn giao dịch lớn và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền gửi hoặc khóa cá nhân (Private Key).

Tặng token/coin trên mạng xã hội: Các nhóm và người dùng trên mạng xã hội (Facebook, Telegram và Twitter), đôi khi mạo danh những nhân vật có sự ảnh hưởng trên thị trường như Vitalik Buterin hoặc Elon Musk, để cung cấp quà tặng là các token có giá trị.

Cảnh báo về tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cách nhận biết dấu hiệu lừa đảo 

Chắc chắn các nhà đầu tư mới tham gia thị trường tài chính sôi động này sẽ mong chờ nhất là chúng tôi chỉ cho các bạn “cách nhận biết dấu hiệu lừa đảo.” Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm chinh chiến và không ít lần phải “đổ máu” của các anh em đi trước. Bạn có thể “bỏ túi” một số lưu ý sau:

 Hứa hẹn khoản lợi nhuận khủng: khi chúng ta đầu tư vào dự án. Bạn nên nhớ “có làm thì mới có ăn”, làm gì có chuyện trong khoảng thời gian mà chúng ta có thể xx tài khoản, đó là điều vô cùng vô lý. Nếu có người mời gọi như vậy tốt nhất bạn nên tránh xa.

Mời thêm nhiều người dùng: Nghi ngờ và nghi ngờ: Khi anh em được yêu cầu mời những người khác tham gia, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng đó là một dự án đa cấp

Hỏi Private Keys: Không bao giờ chia sẻ mật khẩu, khóa riêng tư (Private Keys) hoặc cụm từ bảo mật (security phrases) cho bất kỳ ai kể cả người thân của mình.  Bất kỳ cá nhân, dự án hoặc ICO nào yêu cầu mật khẩu, khóa riêng tư hoặc cụm từ bảo mật của anh em đều là lừa đảo.

Đã từng lừa đảo: Lừa đảo sẽ luôn là lừa đảo. Nếu một dự án hoặc một công ty khởi nghiệp hoặc một cá nhân đã bị cáo buộc là lừa đảo trong quá khứ, hãy cẩn thận vì có thể chúng lại là một trò lừa đảo.

Nhóm dự án: Đừng tin vào các bài báo hoặc một trang web của một dự án. Điều quan trọng nhất là xác minh rằng nhóm có hồ sơ LinkedIn và thực hiện kiểm tra xác thức lý lịch đầy đủ với Google và Twitter / Facebook. Nếu thông tin về nhóm không được công khai thì rất có thể đó là một trò lừa đảo.

Trang web sơ sài: Nếu là dự án tốt chắc chắn họ sẽ chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra cộng đồng, đặc biệt là website đăng tải thông tin của dự án. Nếu bạn vào trang web mà thấy quá sơ sài, thiếu thông tin…thì nên loại nó ra khỏi danh sách đầu tư

Những kẻ lừa đảo tiền điện tử kiếm được 9 triệu đô la trong tháng 10 qua  Youtube

Kết luận:

Tìm được dự án tốt để đầu tư không hề dễ dàng bạn nhé. Ngoài các thông tin cần kiểm chứng nêu trên, một yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá dự án đó là độ uy tín và lịch sử sạch của dự án. Bạn phải kiểm tra Whitepaper kỹ càng, lộ trình dự án và đội ngũ backer đằng sau. Vấn đề nữa là Công nghệ lõi của dự án, nói cách khác là dự án sinh ra để giải quyết vấn đề gì? Và có những dự án tương tự nào đang hoạt động giống dự án mình sẽ đầu tư không?...

Nên nhớ tiền là của bạn, đừng bao giờ nghe thằng nào lùa gà, lúc thị trường uptrend thằng nào nói cũng hay, nói gì cũng đúng, nhưng khi tiền bốc hơi thì không ai “đền” cho chúng ta đâu. Chúc các bạn thành công! 


Nguồn: https://traderhub.vn/

Thị trường 24x7

Hồi đáp

tb nt bây giờ các chiêu trò lừa đảo rất tinh vi nên mn phải hết sức cẩn thận
Đăng vào 0

duy ly hồi đó lúc mới vào xém bị lừa :)))
Đăng vào 0

Duyên Lý sợ ghê
Đăng vào 0